For Teen Sadec & 4 @LL
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

For Teen Sadec & 4 @LL


 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 tam li khach du lich

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
rainyday2607
Moderator
Moderator



Nam
Tổng số bài gửi : 1372
Tuổi : 33
Tên tui là : RainyPrince
Sở Thích : Nghệ thuật, Thể thao, Du lịch!!!!
Hiện núp ở : Ủa! Ngừ ta mà làm như cái gì zậy! Núp gì mà núp...
Ngày tham gia : 09/05/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Cấp 1 Cấp 1
Thú nuôi Thú nuôi: Cá sấu Cá sấu

tam li khach du lich Empty
Bài gửiTiêu đề: tam li khach du lich   tam li khach du lich Icon_minitimeTue Jun 01 2010, 21:10

Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn đối với mọi người trên toàn thế giới. Nó trở thành nhu cầu htiết yếu của con người trong xã hội hiện nay. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát triển, đòi hỏi công tác phục vụ không ngừng phải nâng cao để đáp ứng được nhu cầu của du khách. Do vậy, những người làm công tác kinh doanh du lịch không thể xem nhẹ việc nghiên cứu tâm lý khách du lịch trong quá trình phục vụ. Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức khái quát về du lịch, giúp bạn hiểu thêm về nhu cầu động cơ tâm trạng sở thích của khách du lịch. Ngoài ra nó còn củng cố kỹ năng giao tiếp với khách hàng trong quá trình phục vụ.

Câu 1: Tâm lý là gì? Anh (chị) hãy trình bày vai trò ý nghĩa của tâm lý học trong hoạt động du lịch nói chung và hướng dẫn viên du lịch nói riêng?
Tâm lý học là tất cả những hiện tượng tinh thần diễn ra trong đầu con người nó gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người. Theo cách jiểu này tâm lý là nhận thức, là xúc cảm, tình cảm, ý chí, tính cách, ý thức, tự ý thức, nhu cầu, động cơ và cả những hứng thú, khả năng sáng tạo của con người. Tất cả những thứ ấy tạo ra 4 tâm lý cơ bản: nhận thức, tình cảm, ý chí, nhân cách.
Vài trò và ý nghĩa:
- Cung cấp hệ thống lý luận về tâm lý học trên cơ sở đó các nhà kinh doanh du lịch nhận biết được nhu cầu, sở thích, tâm trạng thái độ,.. của khách du lịch để định hướng, điều khiển và điều chỉnh quá trình phục vụ khách du lịch.
- Trên cơ sở hiểu biết về tâm lý học, các nhà kinh doanh du lịch sẽ có khả năng nhận biết, đánh giá đúng về khả năng kinh doanh của mình, hoàn thiện và nâng cao nâng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp và rèn luyện các phẩm chất tâm lý cần thiết.
- Việc nắm được những đặc điểm tâm lý đặc trưng của du khách. các hiện tượng tâm lý xã hội thường gặp trong du lịch, sẽ giúp cho việc phục vụ khách du lịch tốt hơn.
- Ngoài ra tâm lý học du lịch giúp cho việc đào tạo, tuyển chọn, bố trí, tổ chức, lao động, xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp du lịch, xử lý hài hòa các mối quan hệ trong doanh nghiệp.
Câu 2: Hãy trình bày cơ sở khoa học hình thành nên tâm lý học của khách du lịch, nêu đặc trưng tâm lý gắn liền với phong tục tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo, cho ví dụ.
*Cơ sở khoa học hình thành nên tâm lý du khách:
- Phong tục tập quán
- Tính ngưỡng và tôn giáo
- Tính cách dân tộc
- Thị hiếu và mốt
- Bầu không khí tâm lý xã hội
* Đặc trưng tâm lý gắn liền với phong tục tập quán:
Phong tục tập quán: là những nề nếp, những thói quen lâu đời và trở thành các định chế và lan truyền rộng rãi trong một cộng đồng người. Phong tục tập quán không ai quy ước và tự hình thành, phong tục tập quán rất bền vững lâu dài và có tính đặc thù của từng dân tộc và là chính bản sắc văn hóa của từng dân tộc
Phong tục tập quán của một cộng đồng hay một quốc gia là yếu tố tạo nên nét riêng biệt trong sản phẩm du lịch và có tác dụng khiêu gợi hướng dẫn nhu cầu du khách và động cơ đi du lịch của con người. Ví dụ: ở Việt Nam sau tết người dân thường đi chùa.
Nắm vững được phong tục tập quán ở các địa phương sẽ giúp ích cho hướng dẫn viên của chúng ta: dễ nhập cuộc và hướng dẫn cho khách, tránh được những tiêu cực tâm lý cho người dân bản địa, bố trí được các dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu của khách.
* Đặc trưng tâm lý gắn liền với tín ngưỡng và tôn giáo:
Tín ngưỡng là sự tin tưởng của con người vào một cái gì siêu nhiên và niềm tin đó chi phối toàn bộ cuộc sống tinh thần, vật chất và hành vi của con người, tín ngưỡng là phần quan trọng trong đời sống tâm linh của con người nó tạo nên sự yên tâm an ủi con người. Ví dụ: khi đi xa người ta hay cầu nguyện 1 đấng thần linh để họ được may mắn, an lành. thứ sáu ngày 13 là ngày xui xẻo và mang đến nhiều điều rủi ro cho mọi người
Tôn giáo: là một hình thức tổ chức có cương lĩnh có nghi thức và hệ thống lý luận để đưa đến cho con người một tín ngưỡng nào đó một cách bền vững
Trong kinh doanh du lịch là yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm du lịch. Ví dụ: hầu hết các công trình kiến trúc cổ của mỗi quốc gia đều có giá trị liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng. Lòng tin, sự kiên kĩ của tín ngưỡng tôn giáo tác động rất lớn đến nhu cầu và tiêu dùng của khách du lịch.

Câu 3: Hãy trình bày đặc điểm tâm lý của khách du lịch theo châu lục và quốc gia? Đặc biệt đặc điểm tâm lý người Việt Nam?
(Các bạn tham khảo phần này trong tài liệu bài "Đặc điểm tâm lý du khách" trang 17 ) Lưu ý ở phần đặc điển tâm lý người Việt Nam:
- Cần cù , chăm chỉ, chất phát mang phong cách nông dân.
- Ích kỷ, phóng khoáng.
- Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời)
- Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
- Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)
- Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
- Đoàn kết khi có việc chung, nhưng khi sống chia thành ranh giới.
- Có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
- Luôn giữ được bản sắc dân tộc, không bị đồng hóa, trọng nghĩa khinh tài, trọng danh hơn trọng tiếng.
- Mềm yếu về tình cảm, kính lão đắc thọ.
Câu 4: Giao tiếp là gì? Tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp đối với người hướng dẫn viên du lịch và làm thế nào để gây được ấn tượng ban đầu đối với khách du lịch?
Giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa người với người thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau ảnh hưởng tác động qua lại nhau.
* Tầm quan trọng của giao tiếp:
- Giao tiếp chính là đòn bẩy khởi đầu mọi thành công.
- Giúp du khách hiểu rõ hơn sản phẩm du lịch mà hướng dẫn viên cung ứng cho họ.
- Người hướng dẫn viên có cách giao tiếp tốt và rộng rãi sẽ dễ gần gũi với du khách, lấy được sự tin tưởng từ họ, có cơ hội quảng bá sản phẩm du lịch đến khách hàng ở mọi đối tượng.
- Một người có kỹ năng giao tiếp tốt trong ngành du lịch thì cơ hội cũng sẽ mở rộng hơn rất nhiều. Từ một người hướng dẫn bình thường, bạn có thể trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp.
* Gây ấn tượng ban đầu cho khách du lịch:
- Đọc đi đọc lại nhiều lần chương trình tour để lưu ý những điểm sẽ đưa khách đến tham quan, những dừng nghỉ giải lao, xem co thể mở thêm chương trình cho khách tham quan hay không...
- Xem danh sách đoàn và cố gắng nhớ tên một số người , để lúc gặp mặt mình sẽ được nhớ nhanh hơn và sẽ làm cho khách ngạc nhiên cũng như họ sẽ tin tưởng mình ngay từ buổi đầu gặp mặt.
- Nghiên cứu quốc gia của khách (nếu là khách quốc tế) giúp mình chuẩn bị 1 số kiến thức căn bản về ngôn ngữ khách dùng, phong tục tập quán, địa lý khí hậu thời tiết...
- Nghiên cứu về nghề nghiệp của du khách để chuẩn bị một số câu hỏi mà khách có thể đặt ra cho mình liên quan đến nghề nghiệp của họ.
- Biết về tuổi tác của đoàn khách để mình có thể thu xếp giờ khởi hành chuyến đi cho hợp lý, đồ ăn, thức uống phù hợp, đưa họ đến những nơi bán quà lưu niệm, sản phẩm du lịch... phù hợp từng độ tuổi. Ngoài ra, thông qua tuổi tác mình có thể dễ dàng hiểu rõ tâm lý của đoàn khách hơn.
- Mang theo giấy tờ đầy đủ, đồng phục chỉnh tề, tâm trạng luôn thoải mái, dễ chịu.
Câu 5: Thế nào là văn hóa trong giao tiếp? Phân tích nội dung của các nguyên tắc chung của sự giao tiếp có văn hóa. Để trở thành người có lịch sự, văn hóa trong giao tiếp người hướng dẫn viên cần nắm vững các yêu cầu và các nghi thức nào trong giao tiếp?
* Văn hóa trong giao tiếp: văn hóa trong giao tiếp là những chuẩn mực, và những quy tắc hoạt động trong giao tiếp giữa người và người trong xã hội đó, thuộc dân tộc nhất định, đảm bảo phù hợp với giá trị đạo đức, thẩm mỹ, quan niệm của xã hội đó, và dân tộc đó về văn hóa, văn minh. truyền thống, bản sắc dân tộc mình, và phù hợp với tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa, của dân tộc đó.
*Các nguyên tắc chung của sự giao tiếp có văn hóa:
- Tính khoa học: thể hiện ở nội dung, hình thức, phương pháp giao tiếp phù hợp với mục đích và tính chất giao tiếp.
- Tính đạo đức: thể hiện ở chỗ kính trọng, tin tưởng, thương yêu..., cởi mở, thông cảm, chia sẻ, ủng hộ, giúp đỡ đối với người mình giao tiếp, và thái độ kiềm chế, nhường nhịn, khiêm tốn, chân thành của người giao tiếp.
- Tính thẩm mỹ: thể hiện tính khoa học và tính đạo đức, của giao tiếp được thẩm mỹ hóa, tức là thể hiện một cách cao nhất, về sự khéo léo nhất để trở thành cái đẹp, cái "có duyên" cái hoàn chỉnh ở ngaoị hình, bộ mặt, lời nói, cử chỉ, hành vi của người giao tiếp, hai là cái đẹp tự nhiên, ba là khung cảnh, môi trường diễn ra sự giao tiếp.
- Tính dân tộc và tính quốc tế:
+ Tính dân tộc của sự giao tiếp thể hiện ở tâm lý dân tộc của chủ thể giao tiếp, ở hình thức và phươg pháp giao tiếp, mang tính dân tộc. Ngoài ra còn thể hiện sự bình đẳng, tự hào, giữ gìn bản sắc, không lai căng, mất gốc.
+ Tính quốc tế cần thiết phải có, nó không đối lập với tính dân tộc, bổ sung cho tính dân tộc.
- Tính truyền thống và tính hiện đại: Tính truyền thống không đối lập với tính hiện đại trong giao tiếp truyền thống được hiện đại hóa bằng cách cải tiến, đổi mới và tiếp nhận cái mới, cái hiện đại không có trong truyền thống nhưng bổ sung cho cái truyền thống. Điều quan trọng nhất của giao tiếp có văn hóa, là tấm lòng nhân hậu, trung thực, tự trọng, giữ gìn phẩm giá, danh dự và bản lĩnh, đồng thời phải khiêm tốn, ôn hòa, điềm đạm, mềm mỏng và hòa nhập cùng mọi người trong giao tiếp.

* Để trở thành người có lịch sự, văn hóa trong giao tiếp người hướng dẫn viên cần nắm vững các yêu cầu và các nghi thức:
- Về yêu cầu:
+ Trang phục: chỉnh tề, nghiêm túc, phù hợp với thể hình của mình, cần chú ý trang phục chỉ mục đích của mình khi nó hợp với hoàn cảnh ở nơi làm việc, trong lúc đi chơi, tập thể thao, dự tiệc,..
+ Trang điểm: gương mặt đôi khi bị bất thần nếu được trang điểm sẽ tươi tắn hơn.
+ Thái độ: khiêm tốn, cởi mở, lịch sự, nhã nhặn, không kiêu ngạo, không ba hoa.
+ Cử chỉ: văn minh.
+ Ngôn ngữ: nói năn lịch sự, có văn hóa, nói ít nhưng đủ ý, không nói năn tùy tiện làm mất thể diện.
- Các nghi thức:
+ Chào hỏi: thể hiện thái độ và tình cảm con người trong hoạt động giao tiếp nhầm củng cố, duy trì mối quan hệ giao tiếp.
+ Bắt tay: khi giới thiệu nhau, chúc mừng, chia buồn nhau, gặp lại người quen. Khu đeo găng tay phải bỏ găng tay ra, tay của chúng ta phải sạch sẽ, người phụ nữ chủ động đưa tay trước. Đưa tay phải để bắt và không cuối người quá thấp.
+ Giới thiệu: tự giới thiệu về bản thân để du khách có thể hiểu rõ về mình hơn hoặc có thể nhờ người khác giới thiệu về mình.
+ Sử dụng những câu nói thông dụng: khi đón tiếp và trò chuyện với du khách.
Câu 6: Trình bày các giai đoạn của quá trình phục vụ du khách? Lấy ví dụ để minh họa?
* Các giai đoạn của quá trình phục vụ:
1. Đoán tiếp khách:
* Chẩun bị:
- Nhận chương trình tham quan của công ty lữ hành,
- Số lượng đoàn tham quan là bao nhiêu
- Thành phần đoàn khách về chức vụ, tuổi tác
- Chương trình của khách tham quan là bao nhiêu ngày, đến nơi tham quan nào
- Chuẩn bị giấy tờ, thủ tục cần thiết , dự kiến mức chi phí cần thiết cho chuyến đi, đi bằng phương tiện nào
- Các ấn phẩm để quảng cáo cho khách.
- Tạo ấn tượng đầu tiên với khách, ân cần nhiệt tình tronngg phục vụ.
* Đón khách và ngày làm việc đầu tiên:
- Đến sớm 15 - 30 phút
- Hỏi thăm sức khỏe của khách trong chuyến đi
- Tự giới thiệu mình với khách.
- Giúp khách làm thủ tục ở sân bay
- Kiểm tra hành lý cho khách trước khi khách lên xe về khách sạn.
- Trên đường về khách sạn: giới thiệu những nét chính về khách sạn, hỏi khách về chế độ ăn uống, tranh thủ giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh.
- Gọi điện về khách sạn để xem họ có chuẩn bị chưa, về đến khách sạn yêu cầu lễ tân chuyển hành lý của khách vào khách sạn.
- Nhận chìa khóa phòng, cùng với trưởng đoàn phân phòng, ghi số phòng của khách vào danh sách đoàn.
- Báo lại bữa ăn cho khách, thông báo về địa điểm nhà hàng, cho khách biết những dịch vụ nào khách phải trả tiền riêng.
- Có mặt trước 15 phút để kiểm tra bữa ăn, phát danh thiếp khách sạn cho khách, nhắc cho khách biết chương trình làm việc vào ngày mai.
2. Đáp ứng yêu cầu của khách trong quá trình phục vụ:
- Hướng dẫn khách đi làm việc với cơ quan, hướng dẫn khách đi tham quan ( các bạn tham khảo phần này trong tài liệu ở trang 53 và 54 đọc và nắm một số ý chính).
3. Tiễn khách:
- Báo cho khách biết ngày giờ của chuyến bay.
- Nhắc khách thanh toán các khoản tiền dịch vụ phát sinh của khách ở khách sạn.
- Nhắc trưởng đoàn ghi nhận xét về chuyến đi
- Nhắc tài xế đến sớm để đón khách
- Thanh toán tiền đoàn cho khách sạn, xem xét lại hóa đơn thanh toán đối chiếu với các dịch vụ mà khách đã sử dụng.
- Vận chuyển hành lý ra xe, hỏi trưởng đoàn xem xét hành lý, giấy tờ cho chuyến về đã đủ chưa.
- Cho tài xế lái xe đưa khách đến sân bay, làm thủ tục cho khách.
* Phần vì dụ minh họa: các bạn chọn một điểm tham quan nào đó để đưa du khách đến và thực hiện các bước của quá trình phục vụ. (Phần ví dụ sẽ được cập nhật khi có thông tin chuẩn xác).
Câu 7: Để làm tốt yêu cầu, nhiệm vụ của người hướng dẫn viên du lịch. Người hướng dẫn viên cần phải rèn luyện những phẩm chất nào và năng lực cần thiết nào?
* Phẩm chất:
- Phẩm chất chính trị đạo đức
- Luôn thể hiện truyền thống
- Có lối sống lành mạnh
- Hiểu rõ và tôn trọng du khách
- Tạo ấn tượng tốt đẹp
- Có tính tự chủ
- Lịch thiệp, niềm nở với khách
- Tận tâm tự giác và có tinh thần
- Nhanh nhẹn, khéo léo và linh hoạt trong ứng xử
- Cảnh giác trước sự cám giỗ và hành vi xâm hại đến văn hóa trật tự an toàn xã hội ở nơi du lịch nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
* Một số các năng lực:
- Năng lực tổ chức các hoạt động du lịch
- Nắm vững kiến thức chuyên môn
- Có sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực như: lịch sử, địa lý, văn hóa, về con người.
- Có năng lực giao tiếp, giỏi ngoại ngữ, an ninh, có kỹ năng sử dụng các thiết bị.

1. Phong tục tập quán
a. Định nghĩa: Phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay…
- Phong tục: ấn Độ thờ bò, Indonêxia thờ vượn người, tinh tinh…
b. Đặc điểm của phong tục tập quán.
- Tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp lâu dài trong quá trình phát triển lịch sử
- Là cơ chế tâm lý bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống các thành viên trong nhóm.
- Phong tục tập quán được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con đường truyền đạt, bắt chước thông qua giao tiếp của cá nhân.
- Nó có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của con người.
c. Chức năng của phong tục tập quán.
- Hướng dẫn hành vi ứng xử của con người trong nhóm xã hội.
- Giáo dục nhận thức cho thế hệ trẻ, xây dựng tình cảm và kỹ năng sống, hành vi ban đầu cho con người
- Là chất keo gắn bó các thành viên trong nhóm ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới hoạt động, đời sống của các cá nhân và nhóm.
- Là tiêu chuẩn thước đo đánh giá về mặt đạo đức, xã hội các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm xã hội với nhau
- Là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đời sống văn hoá nhóm.
d. Áp dụng phong tục tập quán trong kinh doanh du lịch
- Người quản lý du lịch cần phải nắm vững phong tục tập quán của du khách và tập quán của địa phương nơi hoạt động du lịch tiến hành để đưa ra kế hoạch chương trình du lịch hợp lý, khoa học.
- Người phục vụ cần phải nắm được du khách từ đâu tới, phong tục tập quán của họ ra sao? Đồ ăn uống phải phù hợp với tập quán của du khách.
- Du khách phải hiểu phong tục tập quán của địa phương nơi tiến hành hoạt động du lịch. Trên cơ sở phong tục tập quán của mình và tôn trọng phong tục tập quán ở địa phương mà điều chỉnh hoạt động của mình.
2. Thị hiếu của nhóm.
a. Định nghĩa: Thị hiếu là một hiện tượng tâm lý xã hội, nó phản ánh sự phát triển nhu cầu thẩm mỹ của con người trong nhóm xã hội được quy định bởi văn hoá truyền thống, phong tục tập quán của các nhóm đó, thể hiện ở thái độ lựa chọn ổn định đối với sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Ví dụ:
- Thị hiếu về sản phẩm du lịch, màu sắc, kiểu dáng…
- Thị hiếu về cách tổ chức hoạt động du lịch vùng, địa phương…
b. Đặc điểm của thị hiếu.
- Được hình thành một cách nhanh chóng dưới tác động của các quy luật tâm lý như “lây lan”, “ám thị”, “bắt chước”
- Thị hiếu không ổn định, nó có tính nhất thời, dễ thay đổi. Ví dụ: Mốt thời trang
- Thị hiếu phụ thuộc rất nhiều vào nhánh văn hoá, phong tục tập quán và truyền thống của nhóm.
Ví dụ: Việc sử dụng màu sắc của các dân tộc có ý nghĩa rất lớn.
- Người Phương Đông: Màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, quyền lực, phú quý- Rất trân trọng
- Thị hiếu là cơ chế tâm lý bên trong điều khiển, điều chỉnh các hành vi trong nhóm.
c. Chức năng của thị hiếu.
- Tạo ra sự đồng nhất tâm lý trong nhóm xã hội. Ví dụ: Các dân tộc vùng cao dùng hàng dệt thổ cẩm (màu sắc, hoa văn, chất liệu) tạo ra sự thống nhất trong sinh hoạt lễ hội.
- Thúc đẩy hoạt động sản xuất, sự sáng tạo phát huy tính độc đáo điển hình của các nền văn hoá khác.
- Thể hiện trình độ phát triển tình cảm thẩm mỹ của các nhóm xã hội.
- Thị hiếu quy định xu hướng hành vi tiêu dùng của du khách
d. áp dụng trong du lịch
- Phải nắm chắc được thị hiếu của các nhóm đối tượng (du khách)- đưa ra chương trình du lịch và sản phẩm du lịch hợp với thị hiếu của họ.
- Nhờ thị hiếu du lịch để quảng cáo những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc dân tộc của địa phương, từ đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
- Cần phải nắm bắt được xu hướng phát triển của mốt, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
3. Truyền thống.
a. Định nghĩa: Truyền thống là những giá trị xã hội tương đối ổn định trong nhóm, thể hiện qua cách thức ứng xử hành động và quan hệ giữa các thành viên trong nhóm và với các nhóm khác.
Ví dụ:
- Truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm của ông cha ta
- Truyền thống tôn sư trọng đạo
b. Đặc điểm của truyền thống
- Tính ổn định của các cách thức, hành vi ứng xử của con người trong một cộng đồng qua nhiều thế hệ
Ví dụ: Truyền thống kính già, yêu trẻ
- Truyền thống luôn mang tính chất tiến bộ: So với phong tục tập quán thì truyền thống là những giá trị xã hội mang tính chất tiến bộ hơn nhiều.
- Truyền thống góp phần lưu giữ những kinh nghiệm lịch sử, tri thức của xã hội loài người
- Truyền thống là chất keo gắn kết các thành viên trong nhóm thúc đẩy sự phát triển của tập thể.
c. Chức năng của truyền thống.

- Duy trì các quan hệ xã hội, đảm bảo cho sự ổn định hoạt động của các thành viên.
- Góp phần xây dựng những chuẩn mực, khuân mẫu hành vi ứng xử cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt cho thế hệ trẻ.
- Tạo ra sự khác biệt độc đáo, cần thiết giữa các nhóm xã hội và cộng đồng.
- Là cơ chế tâm lý bên trong thúc đẩy, điều khiển và điều chỉnh hoạt động của các cá nhân và nhóm.
d./ áp dụng trong du lịch:
- Người cán bộ quản lý phải xây dựng cho mình truyền thống tốt đẹp của tập thể tạo ra sự phát triển của tập thể.
- Phải hiểu được truyền thống của du khách thì nó mới có thể đưa ra chương trình kế hoạch du lịch phù hợp.
- Cần phải cho du khách biết được những truyền thống tốt đẹp của địa phương nơi họ tiến hành hoạt động du lịch để từ đó đưa ra hành vi du lịch phù hợp.

4. Tín nghưỡng – Tôn giáo:
a. Định nghĩa: Là niềm tin sâu sắc vào một điều gì đó vô hình, nhưng nó chi phối toàn bộ đời sống con người (ví dụ: Thiên chúa giáo- Chúa, Phật giáo- Phật Tổ, Bồ Tát)
b. Đặc điểm của Tín ngưỡng- Tôn giáo.
- Đó là niềm tin vào những điều hư ảo, không có thực như: Thánh, Chúa, Đức mẹ…
- Niềm tin tôn giáo là một định hướng giá trị vững chắc và bền vững.
- Niềm tin tôn giáo không theo một trật tự tự nhiên, logic.
- Nó phụ thuộc nhiều vào trình độ, nhận thức và hoàn cảnh, điều kiện của từng người.
c. Chức năng của Tín ngưỡng- Tôn giáo.
- Là những cơ chế tâm lý bên trong điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người.
- Là chất keo để gắn kết các thành viên của một cộng đồng người.
- Là sự lưu giữ, truyền đạt những kinh nghiệm, lối sống, cách ứng xử…Từ thế hệ này qua thế hệ khác.
d. Áp dụng trong công tác du lịch.
- Cần phải hiểu được tín ngưỡng, tôn giáo của các loại du khách khác nhau, biết được những điều kiêng kỵ của họ, từ đó đưa ra hình thức phục vụ phù hợp.
Ví dụ: Đối với du khách theo đạo Thiên chúa giáo thì du lịch cần được bố trí gần nơi có nhà thờ để thứ 7, Chủ nhật còn đi lễ nhà thờ; Đối với những du khách theo đạo phật thì cần phải bố trí gần những nơi có chùa, động… để họ thắp hương nơi cửa Phật, chọn ngày- giờ xuất phát.
- Cần phải nắm được tín ngưỡng, tôn giáo của các địa phương nơi tiến hành hoạt động du lịch. Từ đó thiết kế các hình thức, biện pháp phù hợp, tránh xảy ra mâu thuẫn đáng tiếc.
5. Tính cách dân tộc.
a. Định nghĩa: Tính cách dân tộc là những nét điển hình riêng biệt, mang tính ổn định, đặc trưng trong các mối quan hệ của các thành viên trong cộng đồng đó (ví dụ: người Anh thì lạnh lùng, người Braxin thì sôi nổi, nhiệt tình…).
b. Đặc điểm của tính cách dân tộc.
- Được hình thành một cách từ từ cùng với sự phát triển của một dân tộc.
- Tính ổn định rất cao
- Những nét đặc trưng điển hình, phản ánh lối sống, các giá trị văn hoá, nghệ thuật của một dân tộc.
- Tính cách dân tộc là phương thức lưu giữ, truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm và vốn sống từ thế hệ này qua thế hệ khác, của một cộng đồng nào đó.
c. Chức năng của tính cách dân tộc.
- Là cơ chế tâm lý bên trong, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người.
- Thông qua tính cách của dân tộc, ta có thể hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật, đời sống của một cộng đồng người nào đó.
- Là những nét độc đáo, điển hình của nhân cách, giúp ta phân biệt được các nhóm người và cộng đồng người khác nhau.
d. Áp dụng trong hoạt động du lịch.
- Thông qua tính cách của du khách thuộc về một quốc gia, dân tộc nào đó, người kinh doanh du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch và cách thức phục vụ phù hợp với họ.
- Giới thiệu với du khách về giá trị, bản sắc văn hoá, dân tộc, tính cách dân tộc, giúp cho du khách hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
- Cần cho du khách hiểu biết tính cách dân tộc ở nơi tiến hành hoạt động du lịch để tăng cường sự phối hợp với các cơ quan địa phương.
6. Hiện tượng nhóm trong du lịch.
a. Định nghĩa: Nhóm là sự liên kết tâm lý- xã hội từ hai người trở lên nhằm thực hiện một hoạt động nào đó trong đời sống của họ.
Trong hoạt động du lịch, chúng ta gặp lại hai loại nhóm cơ bản:


Nhóm
Chính thức: các tập thể, công ty… kinh doanh du lịch
Không chính thức: Các nhóm nhỏ trong các nhóm chính thức và các nhóm du khách
Ở đây, chúng ta đi sâu phân tích nhóm không chính thức trong hoạt động du lịch, đặc biệt là nhóm du khách.
b. Đặc điểm của nhóm du khách:
- Các thành viên liên kết với nhau theo một sở thích nhu cầu, mục đích du lịch nào đó.
- Thành phần nhóm thường gồm các lứa tuổi khác nhau (trẻ em, người lớn, người già…), đặc biệt là du lịch gia đình.
- Thời gian tồn tại của nhóm ít (từ 10- 15 ngày)
- Số lượng thành viên trong nhóm ít (thường từ 15- 30 người)
- Các thành viên trong nhóm thường có ngôn ngữ, trình độ, đặc điểm văn hoá, lịch sử, xã hội khác nhau
- Việc giao tiếp giữa các thành viên thường bị hạn chế do những bất đồng, các phương tiện phi ngôn ngữ ở đây được sử dụng rất hiệu quả
c. Sử dụng các nhóm nhỏ trong du lịch.
Tuỳ theo tổ chức hoạt động du lịch mà nên tổ chức nhóm bao nhiêu người để đạt hiệu quả.
- Nếu là nhóm leo núi, lướt ván thì nên tổ chức
2
±N= 7 (số chết)
Nếu có số lượng phù hợp thì các thành viên dễ kiểm soát và hỗ trợ giúp đỡ nhau hơn.
- Nên sắp xếp các nhóm du khách theo châu lục bởi như vậy họ thường có những đặc điểm, tính cách, tôn giáo gần giống nhau và do đó sự hiểu biết và tạo dựng các mối quan hệ dễ dàng hơn.
- Tạo ra được bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Phải cử các cán bộ có năng lực phụ trách các nhóm du lịch, có sức khoẻ và am hiểu hoạt động du lịch. Có thể dùng các phương pháp test hoặc đánh giá để tuyển nhân viên tốt hơn




Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn đối với mọi người trên toàn thế giới. Nó trở thành nhu cầu htiết yếu của con người trong xã hội hiện nay. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát triển, đòi hỏi công tác phục vụ không ngừng phải nâng cao để đáp ứng được nhu cầu của du khách. Do vậy, những người làm công tác kinh doanh du lịch không thể xem nhẹ việc nghiên cứu tâm lý khách du lịch trong quá trình phục vụ. Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức khái quát về du lịch, giúp bạn hiểu thêm về nhu cầu động cơ tâm trạng sở thích của khách du lịch. Ngoài ra nó còn củng cố kỹ năng giao tiếp với khách hàng trong quá trình phục vụ.





1. Người Nga
- Khi gặp ngưười Nga. họ thường bắt tay và xưng tên/ bạn bè thì “ôm như gấu” , hôn má.
- Khi từ biệt họ vẫy tay (cũng như nhiều dân tộc khác) nhưng lại ngửa lòng bàn tay về phía ngoài và khua lên xuống. Nếu lòng bàn tay hướng về phía mình và khua ra trước và sau có nghĩa là ”hoy đến đây”.
- Người Nga là khách dễ tính, ít đòi hỏi, tính đôn hậu, trung thực tình cảm dễ thể hiện ra bên ngoài.
- Người Nga thích uống rượu mạnh nhất là về mùa đông.
- Đề tài ưa thích: Hoà bình
- Đề tài nên tránh: Stalin, khơ – rut – sốp…
2. Người Mỹ:
- Nước Mỹ tập hợp nhiều dân tộc trà trộn, nhuần nhuyễn thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngày nay, đặc điểm khách du lịch Mý rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên có một số nét chung sau:
Khi gặp nhau nắm tay vừa phải, mắt nhìn thẳng .Tránh tiếp xúc cơ thể hoặc ôm hôn khi chào hỏi. Khoảng cách khi nói chuyện với người Mỹ tốt nhất là 60 – 70 cm (khoảng cách một sải tay)…khi nói chuyện phải nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Nếu vô tình bị ho, hắt xì hơi tốt nhất nên nói “Xin lỗi – Excuse me”.
- Người Mỹ ăn mặc đa dạng, thoải mái không theo kiểu gì, khi ngồi trên ghế đợi, hay tựa vai vào tường, có khi ghếch cả chân lên bàn làm việc.
- Trong giao dịch họ ít dành thười giờ nói chuyện thân mật, quan niệm “Thời gian là tiền bạc”. Vì vậy khi trao đổi chúng ta hoy đi thẳng vào công việc. Họ thích đúng giờ.
Khách Mỹ nhanh chóng sử dụng tên gọi- khi giao tiếp, họ thích ăn trưa nhẹ nhàng, dành bữa chính vào ăn tối. Họ thường định các cuộc hẹn gặp vào lúc ăn sáng.
- Khi khách Mỹ lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ của bàn tay phải khoanh tròn hình chữ O là để biểu hiện điều tốt đẹp.
- Đề tài yêu thích: Thể thao – Gia đình – Công việc.
- Đè tài nên tránh: Sự thống trị của thế lực Hoa Kỳ, hội chứng Mỹ ở Việt Nam.
3. Người Anh:
- Nếu đặc điểm của người Mỹ là cởi mở, phóng khoáng, thực dụng, ồn ào, đôi khi mang dáng vẻ phô trơng bề ngoài thì khách du lịch Anh tỏ ra ngợc lại. Họ rất lonh đạm, thờng không để ý đến những nguười xung quanh, giữa những người dân tộc của họ, giữa người đồng nghiệp thường khi gặp nhau họ cũng không thích bắt tay nhau. Họ chỉ thích bắt tay nhau khi xa nhau lâu ngày gặp lại hoặc tỏ ý cảm ơn.
Khách du lịch- Anh thường biết kiềm chế. Người Anh thể hiện ý chí của mình rất khiêm nhường, không dùng lối nói chuyện đoán. Họ thờng nói: Theo tôi (According to me), hình nh (It seem that), có thể (May be).
- Các cuộc gặp theo quy tắc phải đợc sắp đặt từ trước, coi trọng đúng giờ.
- Người Anh thường tỏ ra khó gần trước khi được giới thiệu nghiêm chỉnh.
- Đề tài yêu thích: Lịch sử – Kiến trúc – Làm vườn.
- Đè tài nên tránh: Tôn giáo, Bắc Ailen, Tiền và giá cả.
4. Người Trung Quốc
- Khi gặp mặt thường là gật đầu hay giơ tay cũng đủ, tuy nhiên cũng có thể chìa tay ra bắt.
- Người Trung Quốc thờng gọi nhau bằng họ.
- Không quen đụng nh: vỗ vai, ôm lưng.
- Người TQ ăn uống không cầu kỳ nhưng ăn rất khoẻ.
5. Người Nhật Bản
- Nguười NB khi mới gặp nhau thường đưa card trước khi bắt tay.
- Người Nhật khi gặp nhau trước hết họ đứng im tại chỗ, sau đó cúi gập lưng khiến hai cánh tay vươn thẳng xuống chạm vào đầu gối và vẫn trong t thế vài giây, họ thận trọng chỉ ngớc con mắt lên thôi. Đứng thẳng lên trớc là bất nhã cho nên hai người đang chào nhau phải theo dõi nhau để cùng đứng thẳng lên .
- Người Nhật có đức tính quý báu là kiên nhẫn, lịch sự khiêm nhường.
- người Nhật thích ăn món thuỷ hải sản tươi sống.
- Hoa sen là biểu tợng của sự buồn, tang tóc với người Nhật.
6. Người Pháp
- Thường nghiêm túc và bảo thủ trong nghi thức thương mại.
- Khi đàm đạo thường hay dùng cử chỉ, điệu bộ, tốc độ 1 giờ đàm thoại sử dụng 120 lần cử chỉ điệu bộ.
- Rất tự hào về nền văn minh, về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, nghệ thuật Pháp.
- Đề cao các món ăn ngon và thích rượu vang ngon, theo họ bữa ăn đồng nghĩa với không khí thân mật, sự hài lòng và th gian. Bữa trưa và tối của họ thường có 3 món (Khai vị, món chính, món tráng miệng).
- Đề tài yêu thích: Đồ ăn – Thể thao – Văn hoá
- Đề tài nên tránh: Tiền bạc, giá cả, chính trị, những vấn đề riêng tư.
7. Người Úc:
- Nồng hậu hữu hảo, không khách khí.
- Thích bắt tay chặt
- Nói thẳng và trung thực, ghét sự gian dối.
- Đánh giá cao sự đúng giờ
- Không thích phân biệt giai cấp.
- Có năng khiếu hài hước ngay cả trong những hoàn cảnh căng thẳng.
TÂM LÝ DU KHÁCH TRUNG QUỐC
1. Tính cách dân tộc.
Đất nước Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu dài, gắn với những cuộc đấu tranh tranh giành lãnh thổ của các bộ tộc, bộ lạc nhằm thống nhất đất nước. Các bộ tộc, bộ lạc ai cũng cho mình là mạnh nhất, xứng đáng để làm chủ đất nước. Do ảnh hưởng của lịch sử, người Trung Quốc luôn đề cao dân tộc mình và bản thân mình. Họ cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, là thứ nhất. Vì vậy khi nói về Trung Quốc người ta thường nói đến số 1. Số 1 ngoài việc là số trung tâm, đó còn là còn số duy nhất, tức là người Trung Quốc cho rằng mình là duy nhất xứng đáng làm chủ thế giới này.
Do ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh, người Trung Quốc có cấu kết dân tộc rất cao. Họ rất trung thành với chính quyền, với Đảng mà mình đã lựa chọn. Hị không bao giờ phản bội hay đi ngược lại lý tưởng mà mình đã chọn lựa.
Người Trung Quốc rất thâm thuý. Người ta thường nói: “Người Trung Quốc giống như cái hố sâu, ở bên trong thì chứa đựng nhiều thứ nhưng mặt nước lại êm ả, không gợn sóng”. Khó ai hiểu được người Trung Quốc nghĩ gì, muốn gì. Họ còn được coi là con sư tử mà người ta thường nói: “Không nên đánh thức con sư tử đang ngủ” vì khi thức dậy không biết con sư tử đó sẽ làm gì.
Người Trung Quốc rất giỏi. Họ có thể làm mọi thứ mà người khác khó có thể làm được. Nhiều người từ đó mà nhận xét rằng người Trung Quốc rất giỏi lừa đảo vì những mặt hàng nhái mà họ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.
Người Trung Quốc rất coi trọng những giá trị cổ truyền, đôi khi còn tới mức bảo thủ.
2. Đặc điểm giao tiếp.
Người Trung Quốc có nguồn gốc từ người Hán nên ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Hán. Ngoài ra, do Trung Quốc rất rộng lớn, lại có nhiều dân tộc khác nên ngoài tiếng Hán, người Trung Quốc còn có tiếng Mông Cổ, Tây Tạng và một số tiếng dân tộc thiểu số khác.
Do chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo và Đạo giáo, người Trung Quốc rất coi trọng những cử chỉ hành động khi giao tiếp. Nó nói lên tính cách riêng của người Trung Quốc. Thường khi giao tiếp với người lạ, họ cũng hành động giống như các dân tộc khác trên thế giới, họ thường bắt tay và trao card. Thái độ của họ thường dè dặt kín đáo vì thế khi tiếp xúc với họ, đối phương khó có thể biết được cảm xúc thật của họ.
Người Trung Quốc rất coi trọng việc học, hàm vị. Vì thế khi giới thiệu một người với người khác họ thường nói luôn cả học, hàm vị kèm theo tên, không như các dân tộc khác chỉ giới thiệu tên. Tuy nhiên khi giới thiệu về mình, họ chỉ nói tên. Đó cũng là thể hiện một phần tính cách khiêm tốn, khách khí của người Trung Quốc.
Khi bàn luận ý kiến với người khác họ không bảo thủ hoặc khẳng định ý kiến của mình đúng. Họ thường nói: “Theo ý kiến của tôi thì…”. Như vậy họ giữ được thiện cảm đối với người đối diện. Khi giao tiếp với người quen, họ tỏ thái độ thân mật và thường gật đầu mỉm cười hoặc giơ tay chào. Tuy nhiên họ lại rất ít khi ôm hôn người đối diện cho dù đó là người quen.
Người Trung Quốc, cũng giống như người Việt Nam, là người rất coi trọng tình cảm, kính trọng người cao tuổi. Họ không trỏ ngón tay khi giao tiếp vì họ cho rằng đó là hành vi thiếu lịch sự, không tôn trọng người khác. Vì thế, mối quan hệ trong gia đình người Trung Quốc rất đoàn kết, gắn bó.
Đặc biệt người Trung Quốc rất thích được khen ngợi. Họ tỏ thái độ vui vẻ, thân mật khi được người khác khen ngợi.
3. Các nhu cầu, sở thích trong du lịch: ăn uống, lưu trú, tham quan giải trí, mua sắm hàng lưu niệm, vận chuyển.
Khẩu vị và cách ăn uống của người Trung Quốc rất đa dạng, phong phú, cũng giống như văn hoá, nó ảnh hưởng đến các nước trong khu vực.
Trong ẩm thực của Trung Quốc, họ thường dựa vào triết lý Nho giáo, ngũ hành, cân bằng âm dương. Họ thường dùng phối hợp giữa nóng – lạnh, mặn – ngọt, chua cay, ngay cả thức ăn cũng mang tính cân bằng giữaằchats béo và chất xơ…chính những điều này không chỉ đảm bảo đầy đủ chất, đảm bảo chất dinh dưỡng, mà còn giữ gìn sức khoẻ và tạo ra những món ngon miệng. khi đi du lịch, họ rất thích ăn theo kiểu của mình và ăn tại các nhà hàng phục vụ món Trung Quốc. Người Trung Quốc rất thích ăn cháo, kiêng không ăn những thức ăn có đặc tính hung dữ như hổ, báo..Những thức ăn họ thường ăn trong các nhà hàng là: nem, gà, vịt, ngan, lợn, cá, tôm, cua, ốc, bào ngư, cơm- cháo- mỳ- bún, chè…
Người Trung Quốc rất thích ăn rau, đặc biệt là những món rau xào với lượng dầu mỡ cao. Trong thực đơn của mình, khách du lịch Trung Quốc lựa chọn toàn là món xào.
Người Trung Quốc rất thích uống trà và đặc điểm này chi phối cả đến việc chọn lựa đồ uống khi đi du lịch của họ và tất nhiên trà là sự yêu thích số một của họ sau khi dùng bữa. Người Trung Quốc nói chung và khách du lịch nói riêng có uống rượu nhưng chỉ uống rượu khi có đồ nhắm hay uống rượu trong các bữa ăn
Người Trung Quốc không quá cầu kỳ trong việc chọn lựa nơi lưu trú khi đi du lịch. Họ thường không cần ở các khách sạn cao cấp như khách sạn 4 hoặc 5 sao. Họ chủ yếu nghỉ tại các khách sạn từ 1 đến 3 sao.
Việt nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch với Trung Quốc, khách du lịch Trung Quốc có thể dễ dàng đến Việt Nam bằng cả đường bộ, đường thủy, đường không. Tuy nhiên, dù lượng khách đến Việt Nam ngày càng gia tăng nhưng vẫn chủ yếu là xuất phát từ những vùng gần biên giới Việt – Trung nên phương tiện chủ yếu được sử dụng là đường bộ.
Nhìn chung khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là thương mại, thăm thân, một số ít là đi tham quan nghỉ mát. Theo truyền thống, họ thường đi theo nhóm, theo các chương trình du lịch trọn gói của các công ty du lịch Trung Quốc. Đối với các thương nhân Trung Quốc, họ thường đi nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm chọn bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư nên thường chọn chương trình Bussiness Tour khoảng từ 7- 15 ngày đi cả ba miền bắc, trung, nam. Đối với những khách đi đúng với ý nghĩa tham quan nghỉ mát thì thông thường họn chỉ chọn du lịch ngắn ngày, khoảng từ 2- 3 ngày.
Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam xét về một yếu tố thì có khả năng chi trả không cao bằng khách Nhật Bản, Hàn Quốc hay Pháp, Mỹ…Vì vậy, các dịch vụ họ lựa chọn sử dụng thường có thứ hạng trung bình hoặc khá, hợp với túi tiền của mình.
Đối với khách du lịch Trung Quốc, việc đi du lịch cũng là một cơ hội để mua sắm. Họ thường mua những loại hàng hoá không có hoặc rẻ hơn ở trong nước mình. Họ thường không mua đồ gốm, sứ vì cho rằng đồ gốm, sứ ở nước mình tốt hơn ở những nước khác. Khi nghiên cứu về người Trung Quốc, người ta đưa ra một ví dụ là nếu một phụ nữ Trung Quốc mua được một món hàng giống hệt một người trong cùng đoàn của mình, ở cùng một hàng nhưng giá lại đắt hơn thì lập tức họ quay trở lại cửa hàng đó và trả lại món đồ đã mua.
4. Những điều kiêng kỵ
Người Trung Quốc có rất nhiều điều kiêng kỵ, một số điều kiêng kỵ của họ là:
- Họ kiêng con số 4 vì số này phát âm giống chữ “tử” nghĩa là chết.
- Trong giao tiếp, kiêng ôm vai hay vỗ lưng, kiêng trỏ tay vào người đối diện vì cho rằng như thế là bất lịch sự. Khi rót nước, người hán kiêng để miệng bình trà đối diện với khách bởi lẽ quan niệm dễ khiến khách gặp điều chẳng lành. Họ cũng kiêng tặng khăn mặt cho nhau vì như thế là tỏ ý đoạn tuyệt ( trong tang lễ người ta dùng khăn trắng). Họ kiêng tặng nhau dao kéo vì sợ làm thương và tổn hại đối phương.
- Họ không thích các đề tài về cách mạng văn hoá, sex, chính trị
- Họ kiêng không ăn thịt vịt, thịt chó..vào đầu tháng vì cho là nếu ăn sẽ gặp vận đen cả năm, cả tháng. Họ uống theo thuyết “Âm dương ngũ hành” và có nhiều kiêng kị như:
+ Mật ong không ăn cùng hành sống
+ Lươn, cá chép không ăn cùng thịt chó
+ Cá diếc không ăn cùng rau cải và gan lợn
Quan niệm về sự vẹn toàn thể hiện trong ăn uống rất rõ. Ví dụ món cá khi chế biến để nguyên con, gà chặt miếng và xếp đầy đủ các bộ phân lên đĩa. Sẽ là kiêng kị khi món cá hoặc gà dọn lên mà thiếu vây, đuôi, đầu vì họ cho rằng đó là điều chẳng lành, sự việc không được đầu xuôi đuôi lọt
- Họ không thích màu trắng vì họ quan niệm đó là màu của sự tang tóc
- Họ kiêng không xuất hành vào ngày mồng 5 tháng 1 âm lịch vì đó là ngày nguyệt kỵ, sẽ không gặp may
- Có rất nhiều điều kiêng kỵ cho phụ nữ. Ví dụ như họ không được tham gia vào những ngày tế lễ, đặc biệt là lễ tế táo quân; Họ không được mài dao vì nếu mài thì sau này cái dao ấy ai mài cũng không sắc nữa; kiêng ngồi xổm vì sẽ sớm bị goá chồng; kiêng dùng loại vải có sợi dệt ngang vì sẽ khó sinh nở….
……
5. Những sở thích phổ biến khác:
Người Trung Quốc rất thích số 6, 8, 9 vì cho đó là con số tốt, đem lại nhiều may mắn. SỐ 6, 9 rất giống kí hiệu thái cực của Trung Quốc “âm dương giao hoà. Sinh sôi, nảy nở”. Số 8 thể hiện sự may mắn và thuận lợi
Họ thích màu đỏ và màu vàng vì màu đỏ mang lại may mắn. Nó thể hiện sự vui sướng, nồng nhiệt, có sức mạnh, danh vọng, thường được sử dụng trong ngày đại hỉ như cưới, mừng thọ…Trẻ em thường được mặc quần áo màu đỏ. Màu vàng thể hiện quyền uy, giàu sang, phú quý. Trước đây chỉ có vua mới được sử dụng màu vàng.
Trong ngày tết họ thường ăn sủi cảo, đặc biệt là các doanh nhân vì họ cho rằng ăn sủi cảo sẽ đem may mắn cho họ. gạo trắng và gạo nếp được coi là thông điệp của may mắn, hạnh phúc “cầu được ước thấy” trong năm mới.
Người Trung Quốc thích ăn rau vì vậy trong bữa ăn luôn luôn có rau. Sau khi ăn, họ uống trà. Họ có nhiều loại trà ngon như trà Long Tỉnh, trà Quý Phi..Khi có khách đến họ thường mời trà. Nếu muốn uống nữa thì để lại một ít trà trong cốc, còn nếu không thì uống cạn cốc.
Họ cũng thích uống rượu trong các dịp quan trọng như ngày tết, cưới hỏi..Khi mời rượu, chủ nhân phải ró đầy tràn ly vì rót vơi bị cho là không tôn trọng khách, phải mời bậc trưởng bối uống trước. Người mời rượu phải đứng dậy, hai tay nâng ly. Khi cụng ly, người nhỏ tuổi phải để ly thấp hơn miệng ly của người khác.
Người Trung Quốc thích chơi cây cảnh có những đường nét mềm mại và uyển chuyển như những những nét hoa thông qua các dáng thế cơ bản trong tự nhiên như trực, hơi nghiêng, nghiêng, bán thác đổ và thác đổ. Họ thích các cây cảnh như cây đa, cây sung, cây bồ đề. Trong ngày tết, họ chuộng hoa đào (xua đuổi tà ma), hoa cúc (thanh tao) và hoa thuỷ tiên (quý phái, cao quý, quý tộc)
Họ thích các đề tài về lịch sử, văn hoá, gia đình, sự tiến bộ ở Trung Quốc.
6. Đến Việt Nam họ khen, chê gì?
Theo các tài liệu du lịch Việt Nam và các khảo sát, tìm hiểu thì:
* Những điều du khách Trung Quốc thích khi du lịch ở Việt Nam:
- Tuyến điểm mà du khách Trung Quốc thích nhất là loại hình du lịch sông nước miền Tây và tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Đất nước Trung Quốc không có những bãi biển đẹp. Trong khi đó Việt Nam lại nổi tiếng với đường bờ biển dài, những bãi cát đẹp, nước biển trong xanh như bãi biển Nha Trang, Trà Cổ, Thiên Cầm, Hà Tiên…
- Đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc cùng chung sống hòa bình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán… kích thích du khách nước ngoài đến tìm hiểu, khám phá.
- Theo khảo sát, du khách Trung Quốc rất thích các loại hoa quả nhiệt đới của Việt Nam. Họ rất thích mua chanh tươi về làm quà.
- Du khách Trung quốc cũng thích thưởng thức món ô mai Hàng Đường của Hà Nội. Theo họ, ô mai vẫn giữ được hương vị tự nhiên của quả mà lại không quá ngọt như ô mai Trung Quốc.
- Món ăn Việt Nam có nhiều rau xanh và không quá nhiều dầu mỡ như món ăn Trung Quốc, rất tốt cho sức khỏe. Nhiều du khách Trung Quốc rất thích món dưa chua và cà muối của Việt Nam.
- Người Việt Nam có những ngày lễ tết, phong tục tập quán truyền thống gần gũi với người Trung Quốc. Vì vậy, du khách Trung Quốc đến Việt Nam vào những dịp lễ tết luôn cảm thấy thân quen và thích thú.
- Du khách Trung Quốc nói riêng và du khách nước ngoài nói chung đều thích đến Việt Nam bởi Việt Nam là điểm đến hòa bình và an toàn; người Việt Nam thân thiện và hiếu khách, am hiểu phong tục tập quán và lịch sử của dân tộc mình.
*Những điều du khách Trung Quốc không thích khi du lịch ở Việt Nam:
- Sự không phong phú trong các loại hình hoạt động giải trí đã khiến cho khách đến thường “không biết làm gì ngoài việc ngồi đánh bài cho hết thời gian”( theo lời một du khách Trung Quốc)
- Các điểm mua sắm nghèo nàn, chủng loại hàng chưa phong phú. Khách du lịch Trung Quốc thường mang theo nhiều tiền để mua đồ làm quà nhưng cũng không biết mua gì, bởi vì hàng hóa chủ yếu là của Trung Quốc.
- Giao thông Việt Nam còn lộn xộn, số l
Về Đầu Trang Go down
http://www.kenh14.vn
Admin
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 3178
Tuổi : 32
Tên tui là : Admin
Sở Thích : Web
Hiện núp ở : 12A1
Ngày tham gia : 30/04/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Danh Dự Danh Dự
Thú nuôi Thú nuôi: Gấu Trúc Gấu Trúc

tam li khach du lich Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tam li khach du lich   tam li khach du lich Icon_minitimeThu Jun 03 2010, 10:44

tự tay mà gõ là cho tràng pháo tay liền tam li khach du lich 742427
Về Đầu Trang Go down
https://hssv2s.123.st
 
tam li khach du lich
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lich Sử Tam Quốc Diễn Nghĩa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
For Teen Sadec & 4 @LL  :: Kiến thức :: Thảo luận-
Chuyển đến