For Teen Sadec & 4 @LL
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

For Teen Sadec & 4 @LL


 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tuyến TPHCM - Daklak

Go down 
Tác giảThông điệp
rainyday2607
Moderator
Moderator



Nam
Tổng số bài gửi : 1372
Tuổi : 33
Tên tui là : RainyPrince
Sở Thích : Nghệ thuật, Thể thao, Du lịch!!!!
Hiện núp ở : Ủa! Ngừ ta mà làm như cái gì zậy! Núp gì mà núp...
Ngày tham gia : 09/05/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Cấp 1 Cấp 1
Thú nuôi Thú nuôi: Cá sấu Cá sấu

Tuyến TPHCM - Daklak Empty
Bài gửiTiêu đề: Tuyến TPHCM - Daklak   Tuyến TPHCM - Daklak Icon_minitimeWed Dec 16 2009, 21:31

Chương trình MỘT THOÁNG TÂY NGUYÊN (2 NGÀY 1 ĐÊM)

Ngày 1

Sáng: Xe đón khách tại TPHCM.Dùng cơm trưa tại Nhà hàng ở huyện Bù Đăng – Bình Phước.

Chiều: Đến Khu nghỉ dưỡng Lak Resort. Đưa khách đi tham quan Hồ Lăk .Đến Hồ Lăk: cưỡi voi tham quan buôn làng M’Nông, đi thuyền độc mộc trên hồ Lăk, khám phá bản sắc cộng đồng người M’Nông tại buôn Lê và Jun. Ăn tối.
Tối: Tham dự giao lưu cồng chiêng với người M’Nông.

Ngày 2
Sáng: Ăn sáng tại Nhà hàng Hồ Lăk. Tham quan Biệt điện Bảo Đại. Xe đưa khách đi tham quan Buôn Jang Lah tại xã Dakliêng. Tham quan và tắm suối tại suối đá Dakphơi. Ăn trưa.
Chiều: Rời Hồ Lăk về lại Buôn Ma Thuột, ghé buôn Akothôn của dân tộc Êđê, chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Bảo tàng dân tộc Daklak. Chụp hình tượng đài ngã sáu Buôn Ma Thuột.Trở về TPHCM. Kết thúc chương trình.



Chào đoàn, giới thiệu đội ngũ phục vụ

BÌNH DƯƠNG

Thuở đầu của thời mở đất phương Nam, Bình Dương là tên một tổng thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Đến năm 1808, khi huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên là một trong 4 huyện của phủ này. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập nhưng không phải trùng với địa bàn của huyện Bình Dương xưa kia. Và đến năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, nhưng cũng không phải hoàn toàn là địa phận của tỉnh Bình Dương trước năm 1975.

Những trang sử được lật lên từ lòng đất Bình Dương qua các di tích khảo cổ học như Vườn Dũ, Cù Lao Rùa - Gò Đá. Dốc Chùa đã cho thấy cách đây hàng ngàn năm, con người nguyên thuỷ đã sinh sống và phát triển trên địa bàn Bình Dương “Người Vườn Dũ” Tân Uyên là lớp dân cư đầu tiên khai phá vùng đất Đông Nam bộ nói chung, Bình Dương nói riêng, cách ngày nay đã gần chục ngàn năm.

Cũng trên đất Bình Dương vào thời đoạn cường thịnh của người tiền sử- thời đại kim khí cách ngày nay khoảng 3000- 2500 năm, các nhà khảo cổ học đã phát hiện di tích Dốc Chùa (Tân Uyên) là một di tích của khu cư trú lâu dài, một xưởng thủ công đúc đồng có tầm cỡ, một khu mộ táng lớn có sưu tập di vật đồ đồng khuôn đúc nhiều nhất trong toàn vùng Đông Nam bộ. “Người Dốc Chùa” qua nhiều thế hệ đã có sự giao lưu rộng rãi, đã hoạt động “xuất nhập khẩu” (nhập nguyên liệu, xuất sản phẩm) để phục vụ cho nghề thủ công đúc đồng nổi tiếng nhất vào thời bấy giờ.

Tóm lại, cư dân tiền sử Bình Dương với những mốc phát triển trên đây là một bộ phận của chủ nhân của một trong ba nền văn hoá kim khí nổi tiếng ở nước ta là văn hoá Đồng Nai (cùng Đông Sơn, Sa Huỳnh). Đó là lớp cư dân đầu tiên của Bình Dương nói riêng và của vùng đất Nam bộ nói chung, cách ngày nay khoảng 4000 đến 2500 năm. Rồi vào khoảng trước và sau công nguyên, họ đã mở rộng quan hệ với nhiều cộng đồng khác nhau trong khu vực lân cận, mở rộng cuộc khai phá đến vùng châu thổ sông Cửu Long, tạo lập nên nền văn hoá ốc Eo nổi tiếng ở Nam bộ.

Ngày nay trên địa bàn Bình Dương mới được tách ra từ 1997, hầu như rất ít người Stiêng, Mạ, Châu ro sinh sống. Phần lớn họ cư trú ở tỉnh Bình Phước, người anh em sinh đôi của Bình Dương và một số cư trú ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa... Tuy vậy, trong lịch sử vùng đất Bình Dương ngày nay đã từng là nơi sinh sống một thời của các dân tộc vừa nêu trên.

Vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII lớp cư dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung phiêu tán về vùng Đông Nam bộ, trong đó có địa bàn Bình Dương tìm vùng đất mới để lập nghiệp. Họ bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau và lìa bỏ quê hương với nhiều nguyên nhân khác nhau. Có lẽ ngay từ năm tháng đầu tiên, Bình Dương là một trong những nơi dừng chân của đoàn quân di cư người Việt cùng với các địa bàn khác như Mô Xoài Cù Lao Phố, Bến Nghé.Bởi ngày ấy dân di cư thường theo những cửa biển, con sông để tìm những vùng đất định cư. Và Bình Dương, đặc biệt là vùng chung quanh thị xã Thủ Dầu Một sau này là vùng giáp sông Đồng Nai, sông Sài Gòn là những nơi định cư lý tưởng thuở đầu khai phá.

Sau khi thiết lập hệ thống hành chính, nhà Nguyễn và sau đó là triều Nguyễn đã có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút lưu dân đến khai hoang lập làng vùng Gia Định- Đồng Nai.

Sau thế kỷ XIX, cư dân Bình Dương đã phát triển nhanh hơn. Đặc biệt trong thời kỳ này, cộng đồng người Hoa di dân đến Bình Dương ngày một đông. Họ đến đây từ Cù Lao Phố Biên Hoà và từ Bến Nghé- Gia Định. Những làng gốm của người Hoa xuất hiện ở vùng Lái Thiêu, Phú Cường, Tân Uyên với những sản phẩm được tạo ra đã có sự chuyển hoá khá rõ nét (lò của người Hoa Quảng Đông chuyên về tượng trang trí, lò gốm người Hoa Triều Châu chuyên sản xuất đồ gia dụng, còn lò gốm người Hoa Phúc Kiến chuyên sản xuất vật dụng to lớn như lu, khạp....). Cho đến nay, người Hoa ở Bình Dương vẫn tập trung ở một số vùng “định cư truyền thống” của họ như thị xã Thủ Dầu Một, Lái Thiêu - Thuận An, Tân Uyên. Ngoài nghề buôn bán, học còn chung thuỷ với nghề truyền thống mà trước hết là nghề gốm từ thuở ban đầu, tạo nên một nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc cho người Bình Dương qua các thời kỳ.

Từ khi tỉnh Thủ Dầu Một được thiết lập thì dân cư ở vùng này đã phát triển nhanh chóng. Nhiều ấp, nhiều làng mới được hình thành theo sự tăng trưởng của dân cư. Đặc biệt nhiều làng nghề trên đất Thủ Dầu Một được ra đời, trong đó đáng chú ý nhất là những làng mộc và những cơ sở sản xuất sơn mài. Cư dân người Việt ở miền Bắc, miền Trung vốn có tay nghề và kỹ thuật khảm xà cừ trên tủ thờ, ghế tựa tràng kỷ, hương án...đã lần lượt đến Bình Dương khai thác, thế mạnh ở đây là giàu gỗ quí (gò, cẩm lai, giáng hương...) tạo nên một nghề độc đáo và nổi tiếng cho Bình Dương. Miếu Mộc tổ ở Lái Thiêu các làng nghề mộc ở Phú Thọ, Chánh Nghĩa là những cụm dân cư độc đáo của Bình Dương. Sau này Pháp mở trường bá nghệ ở Thủ Dầu Một, nghề mộc Bình Dương càng có điều kiện phát triển trên cơ sở tiếp thu những kỹ thuật hiện đại, kết hợp với những truyền thống vốn đã có tạo nên những sản phẩm nổi tiếng không những trong nước mà còn cả quốc tế.

Như vậy, Bình Dương có được như hôm nay là nhờ công sức của bao thế hệ, bao lớp dân cư. Họ là dân tứ xứ đã tề tựu về đây hoà hợp nhau xây dựng cơ đồ trên vùng đất mới. Qua nhiều thế hệ, nhiều năm tháng gian truân con người Bình Dương chịu đựng gian lao, anh dũng, năng động và nhạy cảm, thực sự là chủ nhân của vùng đất bán sơn địa với những vùng có tính “thủ hiểm” nhưng lại rất thuận lợi trong giao thông thuỷ bộ, kề sát như một vùng "ngoại ô" của thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh lớn nhất nước, với những khu công nghiệp, những vùng kinh tế, xã hội phát triển cao…



Từ TP Hồ Chí Minh đi về phía đông chừng 20 km, du khách sẽ gặp một vùng sinh thái tuyệt diệu, đó là miệt vườn Lái Thiêu. Nơi rợp mát hoa trái này trở nên nổi tiếng và luôn thu hút khách du lịch.

Thành phố ồn ào, nóng nực, luôn luôn ngột ngạt, con người muốn trở về với thiên nhiên. Về với miệt vườn Lái Thiêu, ta sẽ được hít căng lồng ngực hơi thở của đồng quê. Chân ta sẽ được bước trong những miệt vườn mà lối đi chỉ vừa một người. Cái thú vị đặc biệt của miệt vườn Lái Thiêu là hương thơm hòa quyện của hàng chục loại cây trái. Mùi thơm của sầu riêng, măng cụt, mít tố nữ, sa-pô-chê, mãng cầu đua nhau tỏa hương, quyến rũ, níu bước chân du khách.

Miệt vườn Lái Thiêu được hình thành từ xưa cùng với làng quê êm ả của Nam Bộ. Người đến khai khẩn dừng bước tại đây bởi đất màu mỡ, phong cảnh hữu tình. Miệt vườn Lái Thiêu được tạo thành bởi một dòng sông chảy từ TP Hồ Chí Minh về tới huyện Thuận An của tỉnh Bình Dương, tới đây sông rẽ thành hai nhánh, tạo thành một cù lao. Đất đai và cây trái quanh năm được bồi đắp và tưới mát bởi hai nhánh sông không bao giờ vơi này.

Hằng năm, miệt vườn Lái Thiêu có hàng nghìn du khách đến thăm. Những người yêu thiên nhiên và thích du lịch tìm hiểu miệt vườn Nam Bộ chắc không thể không một lần ghé về vùng quê đáng yêu này.





Sự tích Trái sầu riêng:

Ngày ấy, vào thời Tây Sơn, có một chàng trẻ tuổi người vùng Đồng Nai. Chàng là người tài kiêm văn võ, đã từng vung gươm hưởng ứng cái bất bình của mọi người. Chàng từng cầm quân mấy lần làm cho tớ thầy chúa Nguyễn chạy dài.

Nhà Tây Sơn mất, chàng lui về quê nhà mượn nghề dạy trẻ để náu hình ẩn tích. Đột nhiên có tin dữ truyền đến làm cho mọi người xao xuyến. Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người đã từng làm quan cho nhà Tây Sơn. Nhà vua cứ dựa vào chức tước lớn hay nhỏ của họ mà gia hình: tư mã, quận công thì lăng trì, tùng xẻo; vệ úy, phân suất thì đánh gậy, phạt roi v.v...
Dân trong xóm sẵn lòng quý mến, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ mui lồng để tiện đi lại. Vì không muốn để rơi vào tay quân địch, chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp. Một hôm chàng cắm sào lên bộ mua thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi, về đến đây thì con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng hết sức chạy chữa, cuối cùng cũng giúp cô gái lấy lại sức khỏe. Và sẵn có thuyền riêng, chàng chở họ về tận nhà. Nàng là con gái chưa chồng, đã đến tuổi quay xa đạp cửi. Nàng có vẻ đẹp thùy mị. Tự nhiên có anh chàng trai người Việt ở đâu tận xa xôi đến trú ngụ tại nhà làm cho nàng quyến luyến. Sau một tuần chay tạ ơn Trời Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui vẻ nhận lấy cuộc sống mới cho qua ngày. Từ đây chàng có chỗ ở nhất định. Nhà nàng là nhà làm ruộng nuôi tằm. Những việc đó chàng đều làm được cả.
Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt với nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây "tu rên" mà ở xứ sở chồng không có. Lần ấy gặp kỳ quả chín đầu mùa, vợ trèo lên cây trẩy xuống một quả, xẻ đưa cho chồng ăn. Quả "tu rên" vốn có một mùi hôi đặc biệt. Thấy chồng nhăn mặt vợ bảo:
-Anh cứ ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây. Không ngờ một năm kia, vợ đi dâng hương về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng. Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con chàng ở quê hương nhắn tin lên bảo về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng nên đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết là mình sẽ theo chàng cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy cây "tu rên" tự nhiên chỉ hiện ra có mỗi một quả. Và quả "tu rên" đó tự nhiên rơi vào vạt áo giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ quyết đưa nó cùng mình về xứ sở. Chàng lại trở về nghề cũ. Nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt "tu rên" thành cây đem trồng trong vườn ngoài ngõ. Từ đây, ngoài công việc dạy học còn có công việc chăm nom cây quý. Những cây "tu rên" của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã đốm bạc. Nhưng ông già ấy lòng bỗng trẻ lại khi thấy những hàng cây mà mình bấy lâu chăm chút nay đã bắt đầu khai hoa kết quả. ạng sung sướng mời họ hàng làng xóm tới dự đám giỗ của vợ và nhân thể thưởng thức một thứ quả lạ đầu tiên có ở trong vùng. Khi những quả "tu rên" bứng ra đặt lên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Nhưng chủ nhân biết ý đã nói đón: "... Nó xấu xí, nó hôi, nhưng múi của nó ở trong lại đẹp đẽ thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ...". ạng vừa nói vừa xẻ những quả "tu rên" chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Múi "tu rên" nuốt vào đến cổ quả có một vị ngon ngọt lạ thường. Đoạn, ông kể hết đoạn tình duyên xưa mà từ lúc về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. ạng kể mãi, kể mãi. Và khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy long lanh hai giọt lệ nhỏ đúng vào múi "tu rên" đang cầm ở tay. Tự nhiên hai giọt nước mắt ấy sôi lên sùng sục trên múi "tu rên" như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch. Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy dân làng mỗi lần ăn thứ quả đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi "tu rên" bằng hai tiếng "sầu riêng" để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng dõi loại hạt có hai giọt nước mắt của anh chàng nhỏ vào thì mới là giống sầu riêng ngon.


Tác dụng Sầu riêng:

Về y học, quả sầu riêng ngon và bổ. Ăn nhiều có tác dụng phục hồi sức khỏe tốt, kích thích sinh dục. Dạng dùng chủ yếu là ăn tươi hoặc nghiền nát với nhiều quả khác như dứa, mãng cầu xiêm, quả bơ, đào lộn hột làm nước sinh tố giải khát. Múi sầu riêng còn được chế biến thành mứt, kem, bánh, kẹo.

Theo kinh nghiệm dân gian, rễ và lá sầu riêng 10-20g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống chữa sốt, viêm gan, vàng da, kết hợp lấy lá tươi nấu nước tắm. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá và rễ cây đa. Vỏ thân sầu riêng nấu nước tắm trị bệnh ngoài da và diệt chấy, rận, rệp.

Hạt sầu riêng chứa 3,1% chất đạm, 0,4% chất béo, các chất P, Na, K, Ca, Mg, Fe, các vitamin B1, B2, C và cung cấp 189calo. Do đó, hạt cũng được nhân dân sử dụng làm thuốc bổ dưỡng dưới dạng luộc, nướng hoặc rang chín, ăn bùi như hạt dẻ, hạt mít. Bột hạt sầu riêng đôi khi là chất phụ gia cho việc chế biến các loại kẹo, mứt.




Gốm sứ Bình Dương:

Từ hòn đất vô tri, qua bàn tay nhào nặn của các nghệ nhân, những sản phẩm gốm sứ tiêu dùng đậm chất nghệ thuật đã ra đời...

Trong những năm qua, gốm sứ Bình Dương không những đã xuất ngoại để thu về nguồn lợi lớn, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương.



Cùng với các làng nghề gốm sứ Bát tràng, Tràng An, Biên Hoà… gốm sứ Bình Dương cũng nổi tiếng trong và ngoài nước. Bình Dương hiện có gần 200 cơ sở làm nghề gốm sứ ở xã Thuận Giao, huyện Thuận An, huyện Tân Uyên… Tuy nhiên, gốm sứ Bình Dương đang tồn tại 2 thái cực trái ngược nhau. Một bên là hàng trăm cơ sổ gốm sứ truyền thống với các lò nung bằng củi, than đá, sản xuất theo phương pháp thủ công. Một bên, đại diện là gốm sứ Minh Long, với những ứng dụng máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại.



Việc bảo tồn một ngành nghề truyền thống và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tân thời để đưa gốm sứ Bình Dương vươn ra thị trường quốc tế cũng là một bài toán nan giải.



Nhằm tôn vinh giới thiệu một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời và nổi tiếng đặc sắc của tỉnh Bình Dương; đồng thời khẳng định vị trí, tiềm năng của nghề gốm sứ trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương hiện tại và tương lai, UBND tỉnh đang lên kế hoạch tổ chức Festival Gốm sứ 2010 vào tháng 9/2010.



Đây cũng là cơ sở, điều kiện hình thành Trung tâm bảo tồn gốm sứ Việt Nam sau này.







Quy trình làm gốm

Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".

Quá trình tạo cốt gốm

Chọn đất

Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ

Xử lý, pha chế đất

Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp.

Tạo dáng

Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm "xén lợi" và "bắt lợi" xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào "bửng". Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kỹ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa. "Be chạch" cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm.

Phơi sấy và sửa hàng mộc

Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người làm gốm vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần.

Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vóc" và sửa lại cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân "vóc" cho đất ở chân "vóc" chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi là "lùa"). Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách...), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bàn".

BÌNH PHƯỚC

Vị trí địa lý

Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc tỉnh Đắk Lắk và Campuchia. Ngày 20/02/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2003/NĐ - CP về việc thành lập các huyện Chơn Thành, Bu Đông, thuộc tỉnh Bình Phước. Như vậy, hiện nay tỉnh Bình Phước có 8 huyện, thị xã.
Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
Khí hậu
Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,80C - 26,20C.

Tài nguyên đất
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
Tài nguyên khoáng sản
Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.

Tiềm năng du lịch
Phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như rừng văn hoá lịch sử núi Bà Rá, hồ Suối Cam, hồ Suối Lam, trảng cỏ Bàu Lạch… Tỉnh đã tập trung tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp một số di tích lịch sử như: căn cứ Bộ Chỉ huy Miền… Đang tập trung xây dựng khu du lịch Bà Rá - thác Mơ .


Tài nguyên đất đai
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên là 685.735ha, có 7 nhóm chính với 13 loại đất. Là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản được phân bố rải rác. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan) kaolin, đá vôi...là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.
Hiện nay tỉnh mới chỉ khai thác một số mỏ như đá vôi, đá xây dựng, cát sỏi, sét gạch ngói đáp ứng một phần cho sản xuất tiêu dùng, xây dựng trong tỉnh, còn lại các mỏ khác đang tiến hành thăm dò để có cơ sở đầu tư khai thác.
Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm 51,32% trong tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng chiếm 48,37% so diện tích đất lâm nghiệp và bằng 24,82% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Vị trí rừng của tỉnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của vùng Đông nam bộ nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng. Rừng Bình Phước có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông lớn như Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Giảm lũ lụt đột ngột đối với các tỉnh vùng ven biển và đảm bảo nguồn sinh thuỷ trong mùa khô kiệt.


Tài nguyên nước - khí hậu

Khí hậu
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2 o C . Nằm trong vùng dồi dào nắng.
Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất tháng 7.
Nguồn nước
-Nguồn nước có hệ thống sông suối tương đối nhiều bao gồm sông Sài gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thuỷ điện Thác Mơ , đập thuỷ điện Cần Đơn, đập thuỷ điện Sork phú miêng.v.v..
-Nguồn nước ngầm

Bình Phước vùng đất có nền văn hoá lâu đời

Bình phước là một tỉnh miền núi, dân tộc và biên giới ở khu vực Đông Nam bộ.
Với tổng diện tích tự nhiên 6.854 km 2 , dân số hơn 800.000 người bao gồm 41 dân tộc anh em sinh sống. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ lâu đời và rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, con người nơi đây rất hiếu khách và nhân hậu. Tất cả những nét đó tạo nên một Bình Phước vừa thơ mộng vừa cổ kính lại đa dạng về bản sắc văn hóa.
Những tiềm năng du lịch
Từ lâu Bình Phước đã được nhiều người biết đến là một vùng đất có nền văn hóa tiền sử lâu đời. Nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu có niên đại cách đây 2.000 năm như: đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn minh thời kì tiền sử. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử của trung ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phú Riềng với phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng trong kháng chiến chống Pháp; Nhà tù Bà Rá vùng rừng thiêng nước độc mà thực dân Pháp giam cầm những chiến sỹ cách mạng yêu nước Việt Nam; Khu căn cứ quân ủy bộ tư lệnh của các lực lượng vũ trang của Miền Nam Việt Nam; Sóc Bom Bo với hình ảnh đồng bào dân tộc S'tiêng ngày đêm giã gạo nuôi quân đánh giặc... và biết bao địa danh đã che chở cho cán bộ chiến sỹ ta trong hai cuộc chiến chống ngoại xâm. Ngoài những di tích in đậm dấu ấn lịch sử đó, Bình Phước còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, vườn quốc gia Cát Tiên...
Đến với Bình Phước du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng một ngọn núi Bà Rá với cây cối xanh tươi, rậm rạp mang đầy vẻ hoang sơ và hùng vĩ. Đứng ở lưng chừng núi có thể phóng tầm mắt của mình về thị trấn Thác Mơ xinh đẹp, nép mình dưới những rặng cây xanh, xa xa hồ Thác Mơ lãng đãng trong làn sương mỏng. Một thủy điện Thác Mơ - nơi lý tưởng cho những giờ phút thư giãn với cảnh trí thiên nhiên hài hòa, thơ mộng, xung quanh hồ được bao bọc bởi đồi núi nhấp nhô, bóng cây mát rượi. Giữa lòng hồ mênh mông có 10 hòn đảo nhỏ đủ các loại hình vui chơi giải trí, dã ngoại, du thuyền... Một Phú Riềng Đỏ du khách sẽ được sống lại những ngày tháng đấu tranh hào hùng của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. Một Sóc Bom Bo đã đi vào nhạc của Xuân Hồng như huyền thoại oanh liệt về một căn cứ hậu phương vững chắc. Sân bay Lộc Ninh còn in dấu trận đánh lớn giải phóng Lộc Ninh và bước chân các phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt
Nam đi dự Hội nghị bốn bên tại Sài Gòn. 3.000 ngôi mộ nằm trong lòng thị trấn An Lộc- huyện Bình Long là minh chứng cho lòng dũng cảm, sự kiên cường của quân và dân ta trong chiến dịch mùa hè đỏ lửa năm 72. Khu du lịch thác số 4, hồ sóc Xiêm, Khu du lịch suối Lam, kho xăng Lộc Quang, rất nhiều lễ hội văn hóa... và con người Bình Phước luôn mở rộng cửa đón chào các du khách đến tham quan và khám phá.

STIÊNG:

Người stiêng ở Bình phước là một dân tộc ít người ở Việt Nam tập trung ở tỉnh Bình Phước. Thuộc khu vực Đông Nam Bộ và có quan hệ lịch sử với nhiều tộc người bản địa ở Tây Nguyên. Trong những năm gần đây vùng dân tộc stiêng đã có nhiều thay đổi lớn. Nhưng về mặt kinh tế xã hội vùng stiêng còn khá chậm phát triển và gặp không ít khó khăn. Tình trạng du canh du cư của người stieng mới tạm chấm dứt cách đây không lâu. Kinh tế nương rẫy với kỹ thuật canh tác đơn giản, lạc hậu còn chiếm vị trí chủ yếu trong đời sống xã hội. Những phong tục, tập quán, cấu trúc gia đình dòng họ và cư trú còn mang nhiều dấu vết của thời kì nguyên thủy đang chi phối không ít đến sinh hoạt, xã hội của người stieng.

Họ tập trung cư trú về phía bắc thượng nguồn dòng sông Bé. Người Stieng là tộc người bản địa ở đây có nền văn hóa đặc trưng tồn tại lâu đời. Theo truyền thuyết và các ghi chép của Quốc Sử Quán của nhà Nguyễn thì người Stieng có địa bàn cư trú kéo dài đến tận chân núi Bà Đen ở Tây Ninh. Người Stieng là tộc người cư trú sớm nhất, thế kỉ XIX, người stieng ở đây đã có sự giao lưu tiếp xúc với người Khmer, người Chăm và đặc biệt họ có sự cộng cư đan xen với người M’nông từ lâu. Vì vậy mà người Stieng ở Bình Phước có một nền văn hóa mang nhiều sắc thái chung với những người anh em xung quanh và người Stieng có những đặc trưng văn hóa tồn tại lâu đời mà chỉ người Stieng mới có.

Người stieng là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, đất đai là một tư liệu sản xuất quan trọng. Trong tín ngưỡng họ nhắc đến “yangpri” (thần rừng). vị thần này được người Stieng sùng bái và cầu nguyện trong mọi trường hợp bất trắc và cần sự giúp đỡ. “yangpri” có quyền lực vô biên, quyết định sự sinh tồn của mọi người Stieng sinh sống trên vùng đất rừng dưới quyền cai quản của thần.
Người Stieng quan niệm về thế giới siêu nhiên: trong quan niệm sơ khai của người Stieng, ngoài thế giới của con người đang sống còn tồn tại nhiều thế giới của thần linh ma quỷ, của người đã chết. Người Stieng có nhiều vị thần, hầu hết các vật đều có thần mà họ gọi là “yang”. Các thần linh ngự trị bên trên mặt đất, không gian và ngay cả trong lòng đất. Đất cũng có thần đất (yangter) ngự trong lòng đất. Rừng có thần rừng (yangpri) sinh sống trong những khu rừng thiêng. Các vị thần chịu trách nhiệm cai quản những gì thuộc về khu vực hoặc liên quan đến mình, một mặt giúp đỡ con người trong đời sống, mặt khác sẽ trừng phạt những kẻ độc ác xâm phạm đến thần linh bằng cách gây ốm đau bênh tật.


Tục cà răng:( tiếng dân tộc gọi là kosho) trẻ em từ 15 tuổi trở lên khi đã mọc hết răng thì bắt đầu cà răng. Nếu không cà răng sau này sẽ bị sâu đục và không có răng. Người Stieng cho rằng con gái không cà răng thì không được hạnh phúc trong hôn nhân, gia đình. Nếu đàn bà không chịu cà răng thì bị coi là người không có nhân phẩm. Ngày nay con gái stieng ở những vùng sâu vùng xa nếu như chưa cà răng vẫn khó lấy chồng.
Tục căng tai: (tiếng dân tộc gọi là torshutor) người Stieng cho rằng nếu không căng tai về già không sáng suốt, thông minh, còn có thể bị bệnh đần độn. Nếu phụ nữ không có con gái thì hai vợ chồng phải cùng nhau căng tai, họ cho rằng cà răng căng tai còn là biểu hiện quan niệm về cái đẹp. Trong điều kiện khí hậu rừng nhiệt đới nóng và ẩm, người stieng phục sức khá giản dị thuận tiện cho sinh hoạt và lao động. Trước đây đàn ông đóng khố ở trần, phụ nữ mặc váy ngắn đến bắp chân, áo chui đầu, nhưng thường ngày họ ít mặc áo, thích ở trần. Một số vùng phụ nữ stieng cũng mặc khố giống đàn ông. Vải may y phục do người stieng tự dệt hoặc trao đổi với người Mạ…
Người s’tiêng ở bình phước là một dân tộc ít người. Nhưng trong quá trình hình thành và phát triển người stiêng đã tích lũy được những kinh nghiệm những truyền thống văn hóa của cha ông để lại tạo thanh bản sắc riêng của dân tộc mình. Các giá trị văn hóa đó được bảo lưu và thề hiện trên nhiều phương diện như tín ngưỡng phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật, lễ hội và cách ứng xử trong đời sống xã hội. Những giá trị văn hóa đó đã góp phần vào việc hình thành và tạo nên những quan hệ xã hội, và các mối quan hệ trong hoạt động sản xuất của người stiêng làm cho đời sống của người s’tiêng ngày càng phát triển.
TIẾNG CHÀY TRÊN SÓCBOMBO
Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa, Sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya, Bồng con ra võng để đòng đưa, Giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa. Cách mạng cần gạo nhiều để đánh Mỹ, Sóc Bom Bo sẵn có cối chày đây, Người Bom Bo sẵn có đôi bàn tay Với tình yêu nước và thù giặc ngày ngày.
Ê! Còn nhớ ngày xưa
Người dân Bom Bo cái bụng không no, khố chăn chẳng lành.
Ê! Được sống tự do
Cơm áo lành no, dân làng Bom bo, nhớ ơn giải phóng.
Nay, dẫu còn gian khổ, mồ hôi ta đổ,
Làm nương phá rẫy giữ lấy đất quê hương,
Người hậu phương tiếp lương gùi đạn.
Ta bên bạn là bạn bên mình,
Cùng đồng tình là giặc thua ta.
Tiếng nói ríu ra, lời ca trong vắt,
Nhìn trong đôi mắt đều thấy mỗi người
Một nụ cười tin chắc tương lai.


DAKNONG
Đắk Nông là một tỉnhTây Nguyên được thành lập từ năm 2004. Phía Bắc tỉnh Đắk Nông giáp Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Bình PhướcCampuchia. Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông. Có 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Serepôk (các nhánh Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô...) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác nước cao, thuỷ năng lớn.

Khí hậu vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24 °C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5 °C. Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có các dân tộc người Việt (Kinh), Êđê, Nùng, M'Nông, Tày cùng sinh sống.
Nét đặc sắc của Đắk Nông có lẽ vẫn phần nào là rất nhiều của Đắk Lắk do một thời gian dài tỉnh này là một khu vực của Đắk Lắk.
Vùng đất này có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.
Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lăk - Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng, đàn K'lông pút, đàn nước, kèn, sáo... Công ty của chúng tôi rất hy vọng được phục vụ du khách tới đây 1 lần nữa vào dịp lễ hội để cùng quý khách tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.
ĐÔI MẮT PLEIKU
Em đẹp thế Pleiku ơi, Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi.
Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku - Biển Hồ đầy.
Có hàng thông xanh trong đôi mắt em,
Có dòng Sê San trong đôi mắt em,
Có hương rượu cần say men, say men,
Có ngọn lửa nào đang nhen đang nhen… chơi vơi.

Em đẹp thế Pleiku ơi, Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi.
Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku - Biển Hồ đầy…


DAKLAK
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai

- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng

- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa

- Phia Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông.

Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng.

Lễ đâm trâu

Lễ đâm trâu là một lễ hội lớn của người dâm bản địa sinh sống tại Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng. Lễ hội đâm trâu có từ rất lâu ở các tỉnh Tây Nguyên, mang đậm dấu ấn văn hoá và phong tục của đồng bào các dân tộc trên cao nguyên này.

Lễ hội đâm trâu với biểu tượng “cây nêu thần” có ý tưởng mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của buôn làng như lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa. Đó là những ngày hội thực sự mang những nét văn hoá truyền thống, thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hoá xa xưa của người Tây Nguyên.


Lễ đâm trâu thường được tổ chức vào dịp mừng năm mới, mừng thu hoạch lúa hay mừng nhà rông và thu hút đông đảo bà con trong buôn tham gia. Vì lễ do một hoặc vài gia đình cùng đứng ra tổ chức nên đâm trâu là hoạt động quen thuộc đối với đồng bào và nó được gìn giữ đến tận ngày nay.

Gia chủ chuẩn bị rượu, gạo nếp, lá chia thức ăn, các loại rau quả từ trước rồi báo cho họ hàng, buôn làng biết về ngày giờ đâm trâu. Những người đến dự cũng mang rượu, gạo, rau quả đến góp với gia đình làm lễ.

Ngày đầu tiên của lễ hội đâm trâu là ngày hội dựng cột nêu, cột trâu là cọc hiến tế. Những người có uy tín trong làng được giao trách nhiệm mời bà con đến dự hội, già làng làm lễ cúng cột trâu, tiếng kèn Rơ–lét vang lên thánh thót hoà lẫn tiếng chiêng trầm đục. Người tế chủ đứng bên con trâu đọc lời khấn thần và khấn trâu trước lúc đâm trâu.

Ngày thứ hai lễ đâm trâu thực sự bắt đầu. Buổi sáng, chiêng cồng nổi lên rộn rã cả buôn. Người đến dự đông đủ. Trâu được buộc vào một cái trụ, thường là cây pơlang. Sau bài nhạc mở đầu lễ hội, già làng popin ra cầm một nắm gạo và nước đến gần con trâu, vãi vào mình trâu và đọc lời khấn Giàng phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, mạnh khoẻ, gia đình xin tế Giàng một con trâu, mong được phù hộ cho nương rẫy được mùa.

Trong khi già làng đọc lời tế, tất cả đều im phăng phắc. Già làng tế xong, cồng chiêng lại nổi lên sôi động, một thanh niên cầm dao khua như múa chạy quanh và chém vào sau khuỷu chân trái sau của trâu, trâu lồng lên, chàng trai lại chém vào khuỷu chân phải sau của trâu, lấy lời khấn Trời phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh, xin tế trời một con trâu, mong trời phú cho buôn làng năm sau làm ăn được mùa. Các thanh niên đầu chít khăn đỏ, tay cầm khiên, giáo nhảy múa quanh con trâu theo nhịp cồng chiêng.Tốp trai làng này nghỉ, tốp khác thay. Cứ thế cho đến gần hết đêm.

Sau khi lễ nhảy múa, những trai làng khoẻ mạnh bắt đầu đâm trâu. Ai trong số đó đâm một nhát vào tim trâu chết thì cả làng hò reo tán thưởng, chiếc chiêng mẹ úp lên mặt trâu và sau đó lấy máu trâu bôi lên cây nêu, cột đâm trâu và chiếc kèn các chàng trai đang thổi. Mọi người hò reo ầm ĩ, lao ra lôi trâu đi mổ. Một người cầm bát đồng ra hứng máu trâu, hoà cùng với rượu. Trâu mổ xong, thịt được bày trên lá, chuẩn bị hành lễ.

Nếu đó là lễ mừng vụ lúa hoặc nhà mới thì phần lễ sẽ dành cho chủ nhà. Còn nếu đó là lễ mừng năm mới thì mọi người cùng uống rượu hoà máu trâu, ăn thịt và ca hát.




Có thể nói: tục đâm trâu trong ngày lễ hội quy tụ nhiều yếu tố đặc sắc của văn hoá Tây Nguyên. Mọi người đến dự lễ dâm trâu với mong muốn giải toả tâm linh, cầu Giàng (Trời) giúp đỡ, để được thưởng thức những nghi lễ hấp dẫn, được hát múa, đánh chiêng, uống rượu cần, cùng say sưa trong hơi ấm cộng đồng.

Đây là dịp để mọi người cùng sinh hoạt, nhảy múa, thắt chặt thêm tình đoàn kết và khuyến khích bà con làm ăn chăm chỉ, hẹn mùa sau lại làm lễ đâm trâu. Nét sinh hoạt đặc sắc này thu hút nhiều du khách là người Kinh tham dự.

Ly cà phê như muốn nói nói cùng em câu gì
Ly cà phê như muốn hát hát cùng em câu gì
Hương bay theo làn khói vẽ mùa xuân long lanh
Hương bay theo làn tóc vẽ tình yêu mong manh

Ánh mắt, ánh mắt đắm say hay mùa xuân đang về
Khói thuốc bâng khuâng ly cà phê
Tiếng hát tiếng hát cao nguyên như ngàn xưa vọng về
Ánh mắt soi trong ly cà phê Ban Mê


VIET PHAT TOURIST



Việt Phát nụ cười rạng rỡ

Công ty TNHH TV-DL-DV Việt Phát
22 Nguyễn Huy Tự, P Đakao, Q 1, TP HCM Tel: (08) 38206042 _ 38206650 Fax: 62911884 Email:


SÀI GÒN – BUÔN MÊ THUỘT

Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Phương tiện: Đi, về bằng xe
Khởi hành: tự chọn
Giá Tour : 1.650.000 đ/ khách



Ngày 01: SÀI GÒN - BUÔN MÊ THUỘT
05h30 quý khách tập trung tại điểm hẹn, khởi hành đi Ban Mê Thuột theo Quốc lộ 13 qua Bình Dương. Ăn sáng. Tiếp tục theo tỉnh lộ 74 và Quốc lộ 14 qua các địa danh nổi tiếng như Đồng Xoài, Sóc Bom Bo, Bù Đăng và quang cảnh núi rừng hùng vĩ hai bên đường. Dùng cơm trưa Trên đường đến Buôn Mê Thuột quý khách tham quan:
Khu du lịch Thác Draysap một trong những thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên.
Đến Buôn Mê Thuột nhận phòng, ăn tối, tự do.


Ngày 02: BUÔN MÊ THUỘT - BUÔN ĐÔN
Sau khi ăn sáng, quý khách tham quan:
Buôn Đôn - quê hương của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi.
• Cầu treo bắt qua sông Srbok di 250m.
Lăng mộ Vua Voi, khu vực nhà mồ.
Ăn trưa, buổi chiều tham quan:
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan
• Mua đặc sản tại chợ Buôn Mê Thuột
Ăn tối. Tối tự do khám phá Ban Mê Thuột.


Ngày 03: BUÔN MÊ THUỘT – SÀI GÒN
Ăn sáng, trả phòng, tham quan:
• Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
Khởi hành về lại Sài Gòn, dùng cơm trưa trên đường đi. Đến Sài Gòn, đưa khách về điểm hẹn. Chia tay đoàn, kết thúc chuyến tham quan.


Giá Tour trọn gói dành cho nhóm khách: đồng/ khách
[td:f253 style="BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-BOTTOM: 0.75pt; BACKGROUND-COLOR: transparent; PADDING-LEFT: 0.75pt; PADDING-RIGHT: 0.75pt; BORDER-TO

Nhóm khách

Giá Tour cho 1 khách

Phụ thu phòng đơn

VN + VK

Nước Ngoài

4 - 5 khách
Về Đầu Trang Go down
http://www.kenh14.vn
 
Tuyến TPHCM - Daklak
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 10 tour đua ngựa tuyệt hảo
» Tuyển Mod
» Tuyển Mod đợt 2
» Chỉ 1 chữ tuyệt ^^!
» Tuyệt chiêu nịnh vợ, người yêu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
For Teen Sadec & 4 @LL  :: Thư giản :: Du Lich-
Chuyển đến