Cá piranha có đặc điểm rằng tất cả các loài đều có
sống bụng sắc và có răng cưa. Một số loài chủ yếu ăn vây và vảy của các
loài khác, và cả trái cây và hạt; do đó chúng cần hàm dưới cực khoẻ để
cắn xé da, thịt và xương. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng đối với
mọi loài, chẳng hạn một số loài khác thực sự là những loài săn mồi khi
chúng trưởng thành, và cũng có bộ hàm cực kỳ khoẻ mạnh.
Chúng có thân hình tam giác, răng sắc như dao cạo:
rănglớn ở hàm dưới và răng nhỏ ở hàm trên. Khi miệng đóng lại, răng ở
hai hàm chồng khít giống như một cái bẫy gấu. Điều này thực sự giúp
chúng cắn xé con mồi thành từng mảnh thịt, vây hay vảy. Răng của
piranha có thể thay thế. Khi một chiếc bị gãy, chiếc mới sẽ mọc ra. Tại
Amazon, người ta dùng hàm răng cá piranha cắt tóc thay kéo.
Piranha là loài ăn thịt. Chúng ăn cả động vật trên
cạn lẫn dưới nước. Cá piranha kiếm ăn suốt ngày và có thể róc thịt con
mồi trong vòng vài phút. Một đàn cá piranha có thể ""xơi tái"" một con
bò trong vòng 10 phút. Các chuyên gia cho biết khoảng 1.200 con bò bị
loài cá này giết hại và ăn thịt mỗi năm tại Brazil. Thậm chí trẻ em
chơi trên sông và phụ nữ giặt quần áo gần bờ cũng có thể là nạn nhân
của chúng.
2. Quái vật biển sâu - cá Angler (cá vảy chân)
Cá Angler sống dưới độ sâu khoảng nửa dậm. Mình
chúng tròn trịa như một quả bóng khiến mọi người có cảm giác chúng có
thể nuốt chửng một người nào đó mà không mấy khó khăn.
Loài
này có cái miệng rộng hoác với hàm răng sắc nhọn mọc tua tủa. Chính
những đặc điểm bên ngoài này khiến mà chúng có cái tên là "quỷ đen xấu
xí". Điều đáng ngạc nhiên là chiều dài tối đa của loài này chỉ có 12,7
cm.
Loài cá ăn thịt kỳ lạ này phát sáng nhờ miến mồi
nhử ở đầu vây lưng được biến đổi đong đưa qua lại trước cái hàm khổng
lồ. Dọc sống lưng của cá vẩy chân dày đặc những gai phát sáng để thu
hút con mồi. Khi con mồi đến đủ gần, chúng ngay lập tức chộp lấy và
nghiền nát bằng bộ hàm to khỏe, đầy mãnh lực.
3. Bộ hàm kinh dị - cá chình Morel
Được tìm thấy ở hầu hết các nơi trên thế giới,
nhưng chỉ mộtsố loài được đặt tên là “cá chình giết người”. Chúng không
tấn công con người mà chỉ cắn để phòng vệ. Nhưng các loại vi khuẩn sống
trên răng của chúng khi xâm nhập vào cơ thể người làm các vết thương
trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến tử vong. Hơn nữa trên da của chúng cũng
chứa một số độc tố gây nguy hiểm.
Một
yếu tố khiến loài cá chình này trở nên đặc biệt là còn bởi vì bộ hàm
của chúng được trang bị tới tận chân răng. Vào ban đêm khi mò ra ngoài
kiếm ăn, bộ hàm chắc khoẻ cắn phập vào con mồi nào thì chắc chắn sẽ
tước đoạt đi sự sống của nạn nhân xấu số đó.
4. Cơn ác mộng của ngành nha khoa - cá hổ
Cá hổ là loài cá săn mồi kích thước lớn. Loài cá
tham ăn với bộ hàm không một khuyết điểm này chắc chắn là loài mà bạn
không hề mong đụng độ chút nào khi đang ở trong lòng sông.
Được
“trang bị” hàm răng sắc khỏe phi thường, cá hổ không chỉ là tay săn mồi
khiếp đảm đối với các loài thủy sinh nước ngọt mà còn là nỗi kinh hoàng
của ngư dân. Cơ thể của loài cá này được cấu tạo để đáp ứng được yêu
cầu tốt nhất về tốc độ và sức mạnh. Với tính hiếu chiến của mình, loài
cá hổ này sẽ giết chết bất cứ nạn nhân xấu số nào đi lầm đường vào địa
bàn của mình bằng bộ hàm chắc khoẻ và hàm răng như những chiếc dao găm.
5. Cá đầu rắn (cá lóc bông)
Là loài cá dữ, chúng phân phối rộng khắp
ở hầu hết các nước ĐôngNam Á, một phần Ấn Độ và ở châu Phi. Với những
chiếc răng sắc, con cá này đangdấy lên mối lo lắng về một "cuộc xâm
lăng" tàn khốc. Con cá Lóc bông (đầu rắn), dài 0,6 m và có nọc độc. Cá
đầu rắn trưởng thành có thể dài đến 0,9m và nặng 20 kg. Nó ăn mọi thứ
cản trở đường đi và đã giết chết vài người. Quái vật đến từ Đông Nam Á
có cái miệng tua tủa những chiếc răng dữ tợn.
Nó có thể “trườn” trên đất và sống sót
trên cạn trong 4 ngày. Tin tức một con cá như vậy đã gây lo sợ trong
những người đi câu và các nhà bảo vệ môi trường. Nguồn tin từ một cơ
quan môi trường cho biết: “Đây là loài có tốc độ hủy diệt đáng sợ.”
Những con cá đầu rắn đã gây ra hỗn loạn khi chúng
được tìmthấy ở Hoa Kỳ năm 2002. Các tay bắn tỉa được bố trí bên bờ sông
và có nhữngchiếc hồ buộc phải bị làm ô nhiễm để loại bỏ những con cá
này. 6. Cá rắn Viper
Cá rắn Viper, được tìm thấy ở độ sâu từ 80-1.600m,
là một trong những loài sinh vật có vẻ ngoài dữ tợn nhất của đại dương.
Vào ban đêm, một số cá thể cá rắnViper chuyển sang đen và bắt đầu phát
sáng bằng các bộ phận phát quang sinh học phân bố trên những vùng
"chiến lược" của cơ thể, ví như vây sống lưng được dùng để săn những
con mồi phía trên.
Một số cá rắn Viper không có sắc tố da, hay nói cách
khác, chúng trong suốt và hoàn toàn có thể nhìn thấu được. Cặp mắt của
chúng luôn mở rộng để thu nhận lượng ánh sáng tối đa có thể. Dạ dày của
cá rắn Viper rất to, có tính co giãn, giúp chúng có khả năng nuốt và
tiêu hoá những con mồi thậm chí còn to hơn chúng rất nhiều.7. Yêu tinh của biển - cá răng nanh
Cá răng nanh, sống ở độ sâu 487,68 m. Mặc dù thân
rất ngắn (chiều dài tối đa là 15,24 cm), nhưng với cái đầu to, miệng
rộng hoác và những chiếc răng nanh dài sắc nhọn, cá răng nanh được xem
là một "nhân vật" đáng gờm trong giới sinh vật biển. Cá răng nanh khi
nhỏ thường có màu xám sáng nhưng khi trưởng thành chúng lại ngả màu nâu
đậm hoặc màu đen.
8. Cá rồng
Bản chất của chúng là cá săn mồi vì vậy khi gặp
bất cứ con mồinào là chúng lao vào cắn xé ngay bằng những cái răng nanh
sắc nhọn. Chúng thật sự là một dã thú tàn bạo của đại dương dù chỉ sở
hữu một thân hình khiêm tốn.
Cá
rồng trưởng thành chỉ dài 6 inch, đầu to, răng dài và nhọn, râu ở dưới
cằm và gắn với bộ phận phát quang. Ngoài ra, dọc hai bên thân của cá
rồng cũng cókhả năng tự phát sáng để thu hút bạn tình trong mùa giao
phối, đồng thời có tác dụng làm con mồi phía dưới mất phương hướng. Cá
rồng sinh trưởng ở hầu hết các vùng biển nhiệt đới trên thế giới.
9. Rắn biển Gulper
Rắn biển Gulper là một trong những loài động vật
kì quái nhất dưới lòng biển sâu. Đặc điểm gây chú ý nhất ở loài này là
cái miệng rộng, có thể mở to để nuốt những con mồi lớn hơn nó nhiều
lần, và chiếc đuôi dài, hình roi. Rắn biển Gulper có bộ hàm hình túi
giống với loài bồ nông. Dạ dày của chúng có thể giãn nở đàn hồi để chứa
đựng và co bóp lượng thức ăn khổng lồ. Rắn biển Gulper trưởng thành dài
1.83m và phân bố ở hầu hết các vùng biển trên thế giới.
10. Cá chình biển
Với một thân hình có thể nói là nhỏ, nhưng hàm răng
chắc khoẻ và sắc, hẳn không ai muốn ở gần loài cá này trừ khi chúng nằm
yên vị trên đĩa trong bữa ăn.