For Teen Sadec & 4 @LL
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

For Teen Sadec & 4 @LL


 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 3178
Tuổi : 32
Tên tui là : Admin
Sở Thích : Web
Hiện núp ở : 12A1
Ngày tham gia : 30/04/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Danh Dự Danh Dự
Thú nuôi Thú nuôi: Gấu Trúc Gấu Trúc

HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Empty
Bài gửiTiêu đề: HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT   HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Icon_minitimeFri May 20 2011, 20:20

1. Thế nào là một tổ chức? Trình bày chu trình của các hoạt động quản lý trong tổ chức.
-Tổ chức là một tập hợp hình thức bao gồm con người & các tài nguyên khác được hình thành để đạt được 1 tập các mục tiêu.
- Nguồn lực TC: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tiền bạc, dữ liệu, thông tin & các quyết định.
- Giá trị Output > giá trị input .
-Tổ chức là một hệ thống được tạo ra từ các cá thể để làm dễ dàng việc đạt mục tiêu bằng hợp tác và phân công lao động.
-Tổ chức bao gồm nhiều HT con thực hiện các tiến trình để chuyển đổi các đầu vào thành hàng hóa hay dịch vụ à gia tăng giá trị
-Chuỗi các tiến trình gia tăng giá trị gồm: hậu cần, kho vận, sản xuất, tiếp thị & bán hàng, giao nhận hàng & dịch vụ khách hàng
-Giá trị gia tăng của mỗi tiến trình được nhận thức bởi KH: giá cả rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao hơn, hay sự độc đáo của SP.
-Giá trị gia tăng đến từ: kỹ năng, tri thức, thời gian, năng lượng và vốn
2. .Định nghĩa & thảo luận về chuổi giá trị thông tin ?
_ Chuỗi giá trị thông tin: là một phần của chuỗi giá trị, chủ yếu là xử lý và tạo ra các thông tin có giá trị cho tổ chức.Là một hệ thống tổ chức trao đổi thông tin từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục đích tạo ra thông tin có giá trị và tính cạnh tranh cao hơn.
_ Các hoạt động cơ bản là : nhập dữ liệu từ việc Logistic nhập (số lượng,..), sau quá trình sản xuất sẽ tạo ra thông tin về sản xuất(mã sản phẩm…),sau đó là bán hàng và tiếp thị , thông tin sẽ được đưa đến khách hàng giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn,tin tưởng và phản hồi thông tin lại cho tổ chức….
3.Phân loại các quyết định trong tổ chức. cho ví dụ.
1.Quyết định có cấu trúc
Quyết định được gọi là có cấu trúc khi “tiêu chuẩn ra quyết định” & “Dữ liệu cần thu thập & quá trình xử lý” là rõ ràng.
Ví dụ xử lý đơn hàng của khách hàng dựa trên giá trị đơn hàng và hạn mức tín dụng cho phép để chấp thuận hay không là quyết định có cấu trúc.
2. Quyết định bán cấu trúc
Quyết định được gọi là bán cấu trúc khi hoặc “tiêu chuẩn ra quyết định” hoặc “Dữ liệu cần thu thập & quá trình xử lý” là không rõ ràng.
Quyết định bán cấu trúc có thể do “tiêu chuẩn ra quyết định” không rõ ràng như khi người ra quyết định dựa vào độ đo hiệu quả hoặc có tính đến rủi ro hoặc có nhiều mục tiêu. Có những mô hình riêng để giúp cung cấp thông tin cho những quyết định có tính chất như thế.
Quyết định bán cấu trúc có thể do dữ liệu không thể lượng hóa được hoặc không có 1 thủ tục xử lý rõ ràng để đo được độ đo hiệu quả hoạt động. Ví dụ như quyết định xác định hạn mức tín dụng, quyết định thuê 1 giám đốc giỏi, quyết định đưa ra SP mới.
Quyết định thuê 1 giám đốc giỏi có thể xem là 1 quyết định bán cấu trúc nếu như người ra quyết định đưa ra các tiêu chuẩn & trọng số của 1 giám đốc giỏi (có kinh nghiệm(10), có chuyên môn cao hay bằng cấp (8), có trính độ ngoại ngữ (5)...)
Quyết định đưa ra SP mới là 1 quyết định bán cấu trúc vì để ra quyết định, giám đốc không chỉ căn cứ vào lợi nhuận ước tính của SP mới mà còn quan tâm đến mức độ rủi ro của dự án một khi tung SP mới ra thị trường. Mặt khác khi thu thập số liệu dự báo về nhu cầu của thị trường, kết quả dự báo về nhu cầu không phải là con số chắc chắn.
3. Quyết định không có cấu trúc
Quyết định được gọi là không có cấu trúc khi cả “tiêu chuẩn ra quyết định” & “Dữ liệu cần thu thập & quá trình xử lý” là không rõ ràng.
Ví dụ, bạn được yêu cầu để bỏ phiếu bầu 1 lớp trưởng. Đó là 1 quyết định không có cấu trúc. Trong ví dụ này cả tiêu chuẩn ra quyết định cũng như xử lý các thuộc tính của đối tượng là vô cùng không rõ ràng. Theo kinh nghiệm, người bỏ phiếu bầu thường dựa vào cảm hứng của mình hoặc tác động của môi trường chung quanh.
Các ví dụ khác như quyết định cải tổ công ty, thuê giám đốc mới là các quyết định không có cấu trúc. Đặc điểm của các quyết định không có cấu trúc là không có 1 qui trình chặt chẻ để ra quyết định. Rất nhiều các quyết định định không có cấu trúc được thực hiện theo cảm tính.
4. Định nghĩa và nêu những hiểu biết về thuật ngữ Hệ thống thông tin (IS)?
-Dữ liệu là tập họp các dấu hiệu hay các quan sát được ghi lại tại thời điểm không gây nên các tác động đến hành vi, đến việc ra quyết định
-Thông tin là sự hiểu biết có từ số liệu
-Thông tin là sự phát biểu về cơ cấu của một thực thể mà nó giúp cho con người ra quyết định hoặc ra 1 cam kết
-Đặc điểm của thông tin tốt : thông tin phải thích hợp ,kịp thời , phải chính xác ,làm giảm điều chưa rõ, chứa yếu tố gây bất ngờ.
• HTTT là một nhóm các thành tố tác động lẫn nhau để tạo ra thông tin.
• HTTT gồm: con người, quy trình và dữ liệu.
• Hệ thống thông tin - một hệ thống xử lý thông tin để hỗ trợ cho các hệ thống công việc
• Thu thập thông tin
• Truyền thông tin
• Lưu trữ
• Phục hồi
• Xử lý
• Hiển thị
• Hệ thống tin học: là tập họp các thiết bị xử lý thông tin, các phần mềm cơ bản, tiện ích, mạng truyền thông.
• HTTT tin học hóa: là HT bao gồm con người, các qui trình, dữ kiện chương trình và 1 hay nhiều máy tính
• Chương trình là các chỉ thị cho máy tính.
• Các quy trình là các chỉ thị cho con người.
• Hệ thống thông tin là một giao diện giữa hệ tác nghiệp và hệ điều khiển giữa hệ thống và môi trường.
Vai trò của HTTT trong tổ chức
 Hổ trợ quá trình kinh doanh & nghiệp vụ
 Hổ trợ nhà quản lý ra quyết định
 Hổ trợ chiến lược tạo ưu thế cạnh tranh
5. Giải nghĩa về các yếu tố : con người (people) và các thành phần trong hệ thống thông tin.
-Vai trò của máy tính trong việc tạo ra thông tin
• MT phục vụ như 1 kho dữ liệu và công cụ truy xuất
• MT cung cấp các khả năng xử lý cho việc tạo ra thông tin
• MT phục vụ như 1 công cụ giao tiếp để thu nhận dữ kiện hay thông tin từ các MT khác
• MT trình bày thông tin (bằng bảng biểu, báo cáo, biểu đồ, đồ thị, các tài liệu đã được định dạng)

-Tri thức về làm thế nào & tại sao DL, TT, máy tính & CNTT được dùng bởi các TC & cá nhân.
• tri thức về việc tại sao & như thế nào người ta sử dụng CNTT,
• tri thức về TC, các cách ra quyết định, các cấp QL & các nhu cầu TT
• Tri thức về làm thế nào TC dùng HTTT để đạt được mục tiêu của nó
Về Đầu Trang Go down
https://hssv2s.123.st
Admin
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 3178
Tuổi : 32
Tên tui là : Admin
Sở Thích : Web
Hiện núp ở : 12A1
Ngày tham gia : 30/04/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Danh Dự Danh Dự
Thú nuôi Thú nuôi: Gấu Trúc Gấu Trúc

HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT   HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Icon_minitimeFri May 20 2011, 20:23

6.Trình bày các bước xác định hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin dùng trong quản lý.
 Phân tích chi phí-lợi ích (Cost-benefit analysis): xác định tất cả các chi phí & lợi nhuận liên quan đến dự án
 Lợi nhuận hữu hình & vô hình
 Chi phí hữu hình & vô hình :
+ Hữu hình (Tangible): có thể đo được bằng tiền & chắc chắn
+Vô hình (Intangible): không thể dễ dàng đo được bằng tiền hay không chắc chắn
 Chi phí 1 lần và chi phí lặp lại
+1 lần (One-time): chi phí liên quan đền việc khởi động & phát triển dự án hay khởi động HT
+Lặp lại (Recurring): chi phí liên quan đến việc đổi mới & sử dụng HT


7. Liên quan giữa tổ chức, HTTT & qui trình kinh doanh là gì?
_ HTTT giúp tổ chức duy trì lợi thế cạnh tranh, nhà quản lý ra quyết định và đạt được mục tiêu của tổ chức.
_ Quy trình kinh doanh hợp lý, đúng đắn là con đường giúp tổ chức đi tới mục tiêu nhanh chóng, hiệu quả.
_ Quy trình kinh doanh rõ ràng giúp xây dựng HTTT vững chắc, an toàn. Khi HTTT được xây dựng vững chắc, nó giúp các bước trong quy trình kinh doanh thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn.
8. Lập Mô hình các thành phần của hệ thống công việc.
9.Vẽ lưu đồ chức năng chéo (Cross Funtional Flowchart) cho quy trình nghiệp vụ của hệ thống công việc trên.
10. Định nghĩa & thảo luận việc sử dụng các qui trình kinh doanh chức năng chéo trong công ty
.
_ Quy trình kinh doanh chức năng chéo: được thể hiện dưới dạng lưu đồ chức năng chéo mô phỏng toàn bộ quy trình hoạt động kinh doanh tại mỗi bộ phận trong tổ chức.
_ Sử dụng quy trình kinh doanh chức năng chéo giúp báo cáo cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định. Đồng thời là một tài liệu giúp mô phỏng quy trình sản xuất tổ chức.
Về Đầu Trang Go down
https://hssv2s.123.st
Admin
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 3178
Tuổi : 32
Tên tui là : Admin
Sở Thích : Web
Hiện núp ở : 12A1
Ngày tham gia : 30/04/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Danh Dự Danh Dự
Thú nuôi Thú nuôi: Gấu Trúc Gấu Trúc

HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT   HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Icon_minitimeFri May 20 2011, 20:27

11.Mô tả những loại hệ thống thông tin theo cấp bậc quản lý.
Hệ thống xử lý giao dịch(TPS)
􀂃Khái niệm: là một hệ thống thông tin giúp thi hành và lƣu lại các giao dịch thƣờng ngày cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
–Ví dụ: nhập đơn đặt hàng, đặt phòng khách sạn, bảng lƣơng, lƣu hồ sơ nhân viên và vận chuyển vật tƣ. Trong đó:
􀂃 Ở Cấp tác nghiệp
– Thu thập: các giao dịch, sự kiện
– Xử lý: cập nhật, sắp xếp, tổng hợp
– Phân phối: các báo cáo chi tiết, danh sách, tóm tắt
– Người dùng: nhân viên tác nghiệp, quản đốc, trưởng nhóm
Hệ thống thông tin văn phòng (OAS)
􀂃 Hệ thống thông tin văn phòng là hệ thống hỗ trợ các nhân
viên văn phòng trong các chức năng phối hợp và liên lạc
trong văn phòng
􀂃 Ở Cấp chuyên môn và văn phòng
– Thu thập: văn bản, tài liệu, lịch trình
– Xử lý: quản lý văn bản, lập lịch trình, thông tin liên lạc
– Phân phối: văn bản, lịch biểu, thư điện tử
– Người dùng: nhân viên văn thư, tất cả nhân viên
􀂃 Phân biệt giưã Giảm chi phí và tăng năng suất
Hệ thống chuyên môn (KWS)
􀂃 Hệ thống chuyên môn là hệ thống hỗ trợ lao động có
trình độ cao trong công việc chuyên môn hàng ngày cuả
họ
􀂃 Ở Cấp chuyên môn và văn phòng:
– Thu thập: các ý tưởng thiết kế, thông số kỹ thuật
– Xử lý: xây dựng mô hình chuyên môn
– Phân phối: bản thiết kế, đồ hoạ, kế hoạch
– Người dùng: chuyên gia, kỹ thuật viên
Hệ thống trợ giúp ra quyết định (DSS)
􀂃 Hệ thống trợ giúp ra quyết định hỗ trợ các nhà quản lý ra
các quyết định đặc thù, nhanh thay đổi và không có
quy trình định trước
􀂃 Ở Cấp chiến thuật
– Thu thập: dữ liệu khối lượng nhỏ
– Xử lý: tương tác
– Phân phối: các báo cáo phân tích, trợ giúp quyết định
– Người dùng: Nhà quản lý bậc trung, chuyên gia
Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
􀂃 Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống phục vụ các chức
năng lập kế hoạch, giám sát và ra quyết định ở cấp
quản lý
􀂃 Ở cấp chiến thuật
– Thu thập: dữ liệu khối lượng lớn, từ Hệ thống xử lý giao dịch
– Xử lý: các quy trình đơn giản
– Phân phối: các báo cáo tổng hợp, tóm tắt
– Người dùng: nhà quản lý bậc trung
Hệ thống trợ giúp lãnh đạo (ESS)
􀂃 Hệ thống trợ giúp lãnh đạo là môi trường khai thác
thông tin tổng thể từ trong và ngoài doanh nghiệp
phục vụ việc ra các quyết định đòi sự đánh giá, suy xét và
không có quy trình thống nhất
􀂃 Ở Cấp chiến lược
– Thu thập: dữ liệu đã tổng hợp
– Xử lý: tương tác
– Phân phối: các dự báo, phân tích, báo cáo tổng hợp
– Người dùng: lãnh đạo cao cấp
12. Chỉ ra & thảo luận về 4 loại HT chính trong 1 doanh nghiệp & quan hệ của chúng với nhau.

13. Mô tả sự khác nhau giữa việc xử lý trực tuyến và xử lý theo lô. Cho ví dụ?

• Xử lý trực tuyến (Online processing) :
Là những giao dịch được xử lý và cung cấp kết quả ngay lập tức đến người điều hành hệ thống hoặc khách hàng. Ví dụ : Hệ thống đăng ký ghi danh học, hệ thống sẽ thông báo ngay lập tức việc bạn đã đăng ký thành công hay thất bại.
• Xử lý theo lô : (Batch processing)
Là những giao dịch được tập hợp lại sau đó mới được xử lý chung một lần theo định kỳ. Các Ngân hàng thường sử dụng xử lý theo lô trong các giao dịch chuyển khoản. Cũng như các trường Đại học sử dụng xử lý theo lô để xử lý báo cáo kết quả cuối khóa.
Tóm lại, xử lý trực tuyến được xử dụng khi khách hàng cần được thông báo ngay lập tức kết quả giao dịch thành công hay không thành công. Xử lý theo lô được xử dụng khi kết quả tức thì không cần thiết hoặc không có ý nghĩa thiết thực. Việc xác định xử lý giao dịch trực tuyến hay xử lý theo lô nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng khi tiến hành thiết kế một hệ thống thông tin ứng dụng cho các tổ chức.

14.Ba phương pháp nào sử dụng để nhập dữ liệu cho hệ thống xử lý giao dịch? Cho ví dụ mỗi phương pháp?
• Nhập dữ liệu bằng tay :
Thông tin của chứng từ gốc được nhập vào TPS bằng tay. Ví dụ : Khi bạn yêu cầu xin được cấp bằng lái xe mới, cô nhân viên nhập thông tin của bạn vào hệ thống lưu trữ từ mẫu đơn mà bạn đã điền vào.
• Nhập dữ liệu bán tự động :
Thông tin của chứng từ gốc được đưa vào TPS thông qua một số các thiết bị điện tử như thẻ từ, máy quét, máy đọc…và có sự can thiệp bổ sung dữ liệu của con người. Ví dụ : Tính tiền tại quầy ở siêu thị, giao dịch rút tiền tại máy ATM…
• Nhập dữ liệu tự động hoàn toàn :
Thông tin của chứng từ gốc được đưa vào TPS hoàn toàn tự động mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Thường là hình ảnh của hai máy tính “trò chuyện” với nhau thông qua mạng máy tính. Ví dụ : Một công ty sản xuất xe hơi có ứng dụng hệ thống đặt hàng tự động. Mỗi một bộ phận dùng để sản xuất xe hơi tương ứng với một giao dịch trong hệ thống quản lý hàng tồn kho. Khi một bộ phận nào đó có sổ lượng hàng tồn kho thấp hơn định mức tồn kho tương ứng thì hệ thống quản lý hàng tồn kho sẽ tự động liên lạc với hệ thống máy tính của nhà cung cấp thông qua mạng máy tính để yêu cầu cung cấp thêm bộ phận đó.
15.Kể ra ba dạng báo cáo và thông tin của mỗi dạng báo cáo thường được sử dụng ở đâu và sử dụng như thế nào?
- Báo cáo định kỳ (Scheduled report) : MIS kết hợp thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu vào cấu trúc của báo cáo cho phép những nhà quản lý giám sát và điều hành tổ chức của mình tốt hơn. Những báo cáo được cung cấp thường xuyên mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng nhằm hỗ trợ cho nhu cầu thông tin hàng ngày của việc tạo ra các quyết định ở cấp quản lý được gọi là báo cáo định kỳ. Những báo cáo này có thể cung cấp những thông tin tóm lược của tất cả các loại thông tin nhưng thường là những thông tin liên quan đến những chỉ tiêu chính.
- Báo cáo thường xuyên (key-indicator report) : Cung cấp tóm lược những thông tin nhận xét theo kế hoạch thường xuyên. Báo thường xuyên cung cấp thông tin tóm lược ở mức cao vì thế người quản lý có thể xem nhanh tất cả những hoạt động quan trọng đang diễn ra có như kế hoạch hay không.
- Báo cáo ngoại lệ (exception reports) : Những báo cáo này được sinh ra khi có những tình huống nổi bật vượt qua những phạm vi hoặc nguyên tắc bình thường. Chẳng hạn, một người quản lý muốn biết trong số đông nhân viên bán hàng có những ai không đạt được mục tiêu tối thiểu. Nhờ vậy mà nhà quản lý tập trung sự quan tâm vào những thông tin cụ thể để xác định bước đi đầu tiên trong việc đưa ra những quyết định tốt hơn.
- Báo chi tiết (Drill down report) : Khi nhà quản lý muốn biết chi tiết hơn tại sao một chỉ tiêu hoặc một tình huống ngoại lệ không đạt mức thích hợp thì họ cần có báo cáo chi tiết. Tính chất của những báo cáo chi tiết do MIS tạo ra là cung cấp những chi tiết bên trong những giá trị tổng hợp trên các báo cáo thường xuyên (key-indicator report) hoặc báo cáo ngoại lệ (exceptin report)
- Báo cáo đặc biệt (Ad hoc reports) : Những nhà quản lý cũng sử dụng MIS để có những thông tin theo yêu cầu đặc biệt. Những báo cáo đặc biệt là những báo cáo cung cấp những thông tin theo yêu cầu đột xuất nhằm hỗ trợ cho những quyết định không thường xuyên. Chẳng hạn như những sự kiện về tình hình kinh tế chính trị xảy ra dẫn đến nhu cầu đột xuất một sản phẩm nào đó.
Về Đầu Trang Go down
https://hssv2s.123.st
Admin
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 3178
Tuổi : 32
Tên tui là : Admin
Sở Thích : Web
Hiện núp ở : 12A1
Ngày tham gia : 30/04/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Danh Dự Danh Dự
Thú nuôi Thú nuôi: Gấu Trúc Gấu Trúc

HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT   HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Icon_minitimeFri May 20 2011, 20:37

16.Hệ thông tin quản lý (MIS) khác với Hệ xử lý giao dịch (TPS) như thế nào về mục đích, người sử dụng, chức năng …?
Hệ thống xử lý giao dịch (Transactions Processing System, TPS)
 Mục đích
• TPS giúp cho tổ chức/doanh nghiệp thực hiện và/hoặc theo dõi những hoạt động hàng ngày (các giao dịch).
• hệ thống thu thập và lưu trữ dữ liệu giao dịch; có thể kiểm soát các quyết định được tạo ra như một phần trong giao dịch
• Dùng ở cấp tác nghiệp
• Tự động hóa các hoạt động xử lý thông tin lặp lại; gia tăng tốc độ xử lý, gia tăng độ chính xác; dạt hiệu suất lớn hơn
 Ðặc diểm các thành phần của hệ thống TPS

Đối tượng sử dụng : Các nhân viên và các nhà quản lý cấp thấp ( cấp tác nghiệp)
Dữ liệu : Các giao dịch hàng ngày (cụ thể , chi tiết )
Thủ tục : có cấu trúc và chuẩn hóa

 Các vấn đề TPS thường đặt ra
• TPS (xây dựng từ năm 50s) giúp nhà quản lý
 Xử lý các giao dịch tự động
VD: Xử lý đơn hàng
 Truy vấn các thông tin liên quan tới các giao dịch đã được xử lý
VD: Khách hàng X có bao nhiêu đơn đặt hàng?
Giá trị là bao nhiêu?
Khách hàng X có mua hàng trong tháng tới (có đơn đặt hàng chưa)?
Danh sách các khách hàng


Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System, MIS)
 Mục đích
 Tạo ra các báo cáo thường xuyên hoặc theo yêu cầu dưới dạng tóm tắt về hiệu quả hoạt động nội bộ của tổ chức hoặc hiệu quả đóng góp của các đối tượng giao dịch (khách hàng và nhà cung cấp).
 Vấn đề đặt ra
 MIS phục vụ cho công tác quản lý (hoạch định, thực hiện và kiểm soát).
 MIS chỉ quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các đối tượng trong và ngoài tổ chức để có các biện pháp đối xử và phân bổ nguồn lực thích hợp.


Hệ thống thông tin quản lý (MIS) – cung cấp thông tin cho việc quản lý tổ chức
􀂄 Lấy và tổng hợp dữ liệu từ TPSs
􀂅 Cho phép các nhà quản lý kiểm soát và điều khiển các tổ chức
􀂅 Cung cấp những thông tin phản hồi chính xác
􀂄 Cung cấp các báo cáo đặc biệt trên cơ sở đã được lập kế hoạch
 Đặc điểm MIS
 TPS Hỗ trợ cho trong xử lý và lưu trữ giao dịch
 MIS sử dụng CSDL hợp nhất và hỗ trợ cho nhiều chức năng trong tổ chức
 MIS đủ mềm dẻo để có thể thích ứng được với những nhu cầu về thông tin của tổ chức
 MIS tạo lớp vỏ an toàn cho HT và phân quyền cho việc truy nhập HT
 MIS cung cấp thông tin theo thời gian cho các nhà QL, chủ yếu là các thông tin có cấu trúc
 Đặc điểm các thành phần của MIS


Đối tượng sử dụng : Các nhà QL cấp trung ,nhà QL hợp tác với phân tích viên trong quá trình xây dựng MIS
Dữ liệu : Có câu trúc .Từ 2 nguồn : (1) từ TPS, (2) từ nhà quản lý (kế hoạch)
Thủ tục Có cấu trúc .Thông tin cần tạo ra : (1) Báo cáo tóm tắt định kỳ (2)Báo cáo theo yêu cầu(3) Báo cáo ngoại lệ

17. Các HTTT mức chiến lược hổ trợ cho các hoạt động lập kế hoạch dài hạn của các nhà quản lý cấp cao được nói là có yêu cầu thân thiện với người dùng, nhưng khả năng đồ họa & độ phức tạp cao có thể không cần cho các loại HT khác. Bạn có đồng ý với điều này ko? Hãy giải thích?
_ Tôi không đồng ý HTTT trên vì:
+ HTTT cần phải có yêu cầu thân thiện với người dùng, đồng thời cũng phải có khả năng đồ họa và độ phức tạp cao.
• Phải có khả năng đồ họa cao để dễ dàng xuất ra các mẫu thiết kế và đồ họa ở các cấp chuyên gia,…
Phải có độ phức tạp vì để tổng hợp ,xử lý tất cả các dữ liệu từ bên trong và bên ngoài tổ chức đầy đủ, chính xác, kịp thời, xuất ra các báo cáo cho hệ chuyên gia và cấp trung .
18. Giải thích mục đích mô hình bên trong của hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS).
Đầu vào Dữ liệu và mô hình; Dữ liệu đầu vào và những lệnh nhập liệu bằng tay (Thông qua giao diện người dùng)
Tiến trình xử lý Xử lý tương tác của dữ liệu và mô hình; mô phỏng, đưa ra phương án tối ưu, đưa ra các dự báo
Đầu ra Báo cáo dưới dạng đồ họa và diễn giải; thông tin phản hồi đến người điều hành
Người sử dụng Những nhà quản lý tầm trung (Mặc dù DSS có thể được sử dụng ở mọi cấp quản lý của tổ chức)


Những thành phần xử lý bên trong của DSS là mô hình và dữ liệu. DSS sử dụng các mô hình để tương tác với dự liệu nhập vào. Ví dụ: Nếu bạn có dữ liệu bán hàng quan trọng trong quá khứ, bạn có thể sử dụng nhiều loại mô hình khác nhau để dự báo việc bán hàng trong tương lai. Một kỹ thuật được sử dụng là lấy trung bình của số liệu bán hàng trong quá khứ. Công thức để tính trung bình đó là mô hình. Một mô hình dự báo phức tạp hơn phải sử dụng phân tích chuỗi thời gian hoặc phương pháp hồi quy.
Dữ liệu đầu vào của DSS có thể được cung cấp từ nhiều nguồn bao gồm cả từ TPS hoặc từ MIS. Giao diện người dùng là cách mà DSS tương tác với người sử dụng bằng cách thu thập dữ liệu vào và hiển thị kết quả.
Sau đây là tóm tắt một số mô hình được sử dụng để hỗ trợ việc ra quyết định trong tổ chức.


Lĩnh vực Những mô hình của DSS
Kế toán Phân tích chi phí, Phân tích điểm hòa vốn, Kiểm toán, Phân tích và ước tính thuế, phương pháp giảm giá, dự toán
Hợp tác KD Kế hoạch liên doanh, phân tích dự án.
Tài chính Phân tích dòng tiền mặt chiết khấu, lợi nhuận đầu tư, dự toán vốn, quản trị danh mục đầu tư chứng khoán, lợi nhuận sau thuế…
Tiếp thị Dự đoán nhu cầu sản phẩm, phân tích chiến lược quảng cáo, những chiến lược về giá, phân tích thị phần…
Nhân sự Những sự thương lượng với lao động, phân tích thị trường lao động, đánh giá kỹ năng nhân sự, xác định công tác phí…
Sản xuất Thiết kế sản phẩm, lịch trình sản xuất, phân tích phương tiện chuyên chở, định mức danh mục hàng tồn kho, kiểm tra chất lượng, xác định nơi đặt nhà máy, nơi mua nguyên vật liệu, việc thay đổi công nghệ, bố trí công việc, kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu.
Khoa học quản lý Lập trình tuyến tính, mô phỏng, lập kế hoạch và định giá của dự án, lý thuyết xếp hàng…
Thống kê Phân tích hồi quy và tương quan, dự đoán dự báo, nghiên cứu giả thiết.

Về Đầu Trang Go down
https://hssv2s.123.st
Admin
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 3178
Tuổi : 32
Tên tui là : Admin
Sở Thích : Web
Hiện núp ở : 12A1
Ngày tham gia : 30/04/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Danh Dự Danh Dự
Thú nuôi Thú nuôi: Gấu Trúc Gấu Trúc

HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT   HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Icon_minitimeFri May 20 2011, 20:49

19. Trình bày và phân tích sự khác nhau giữa hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS) và hệ chuyên gia (ES):
Định nghĩa:
 DSS là sự kết hợp giữa tri thức của con người với khả năng của MT, cải thiện chất lượng QĐ, là 1 HT hỗ trợ dựa trên MT giúp cho những nhà QL giải quyết những vấn đề bán cấu trúc.
 DSS là hệ hỗ trợ RQĐ cho các nhà QL về các vấn đề bán cấu trúc trong 1 hoàn cảnh nhất định / không thường xuyên.
 HTTT hỗ trợ ra quyết định (DSS)– một hệ thống thông tin tương tác cung cấp thông tin, các mô hình, và các công cụ xử lý dữ liệu hỗ trợ cho quá trình ra các quyết định có tính nửa cấu trúc và không có cấu trúc
Vấn đề đặt ra
 DSS dùng để trả lời những câu hỏi bất thường (lâu lâu mới đặt ra và không lặp lại)
 Các vấn đề DSS giải quyết là bán cấu trúc.
 Mục tiêu không rõ hoặc nhiều mục tiêu
 Số liệu thu thập được không chính xác
 Quá trình xử lý số liệu không chặt chẽ, không rõ ràng
 Trong quá trình giải quyết vấn đề, sự tham gia của người RQĐ là cực kỳ quan trọng.
Các thành phần chính
􀂅 CSDL: tập hợp các dữ liệu được tổ chức sao cho dễ dàng truy cập
􀂅 Các mô hình cơ sở: Các mô hình phân tích và toán học giải đáp; ví dụ: mô hình nếu – thì và các dạng phân tích dữ liệu khác
􀂅 Hệ thống phần mềm hỗ trợ quyết định: cho phép người sử dụng can thiệp vào CSDL & cơ sở mô hình

Đặc điểm của DSS

I. Linh hoạt (Flexible)
II.Tương tác giữa người và máy (interactive)
III.Không thay thế người ra quyết định
IV.Thời gian sống ngắn V.Mô phỏng theo sự thay đổi của thế giới thực
VI. Tính đến hiện tại và dự báo tương lai
VII. Chú ý đến kết quả giải quyết vấn đề
VIII. Người không chuyên có thể làm

Đặc điểm các thành phần của HT DSS

Đối tượng sử dụng : Các nhà quản lý cấp thấp (thấp/trung/cao).NSD cũng là người tạo ra DSS
Dữ liệu : chia làm 2 loại dữ liệu :Từ bên trong (TPS/MIS),từ bên ngoài (nghiên cứu thị trường , thống kê..)
Thủ tục : Các mô hình / Công cụ của DSS.Thông tin cần tạo ra :Độ nhạy và dạng thức /Quan hệ

Hệ chuyên gia – Expert System (ES)
Mục đích :
Hệ chuyên gia là một loại hệ thống thông tin đặc biệt sử dụng phương pháp lập luận dựa trên cơ sở kiến thức thuộc lĩnh vực vấn đề cụ thể để đưa ra lời khuyên giống như một chuyên gia. ES được sử dụng để bắt chước trí thông minh của con người bằng cách vận dụng kiến thức (sự hiểu biết có được thông qua kinh nghiệm và việc học rộng) hơn là những thông tin đơn giản. Tri thức của con người có thể được mô tả trong một ES bởi những cơ sở lập luận và các quy luật về một vấn đề được hệ thống hóa vào một dạng thức mà có thể thao tác bằng máy tính.
Khi bạn sử dụng một ES, hệ thống hỏi bạn một loạt các câu hỏi nhưng một chuyên gia thường làm. Nó tiếp tục hỏi các câu hỏi và mỗi một câu hỏi mới được xác định bởi câu trả lời của bạn cho câu hỏi trước. ES so sánh những câu trả lời của bạn với những lập luận và các quy luật đã được định nghĩa trong hệ thống cho đến khi tìm thấy để đưa ra giải pháp. Một quy luật là cách để mã hóa kiến thức như là một sự đề nghị sau khi thu thập thông tin từ người sử dụng. Các quy luật được phát biểu dưới hình thức IF-THEN. Ví dụ một quy luật trong một ES hỗ trợ những quyết định liên quan đến việc chấp nhận cho vay mua xe ô tô đối với cá nhân có thể mô tả như sau : Nếu thu nhập cá nhân là 15 triệu hoặc hơn thì chấp nhận cho vay.
Phần khó nhất để xây dựng một ES là việc thu được kiến thức từ các chuyên gia và tập hợp nó vào dạng thức thích hợp và đầy đủ có khả năng tạo ra những lời đề nghị. Các ES được sử dụng khi ý kiến chuyên môn về vấn đề đặc biệt là rất hiếm hoặc đắc tiền, chẳng hạn như trường hợp sửa chữa những máy phức tạp hoặc chẩn đoán y khoa. ES cũng được sử dụng khi sự hiểu biết về một vấn đề nào đó chưa đầy đủ, hoặc khi xem xét ra quyết định với những thông tin chưa đầy đủ như thiết kế một danh mục đầu tư hoặc xử lý sự cố hệ thống máy tính. Những ví dụ về những loại hoạt động có thể được hỗ trợ bởi ES bao gồm như sau :
- Chẩn đoán y khoa
- Thiết lập cấu hình máy
- Chẩn đoán bệnh của xe ô tô
- Lập kế hoạch tài chính
- Hệ thống trợ giúp sử dụng máy tính (help desk)
- Hỗ trợ ứng dụng phần mềm (Wizards)
Những đặc điểm của ES

Đầu vào Yêu cầu giúp đỡ và những câu trả lời câu hỏi
Tiến trình xử lý Dò tìm tri thức theo mẫu đã được lưu trữ
Đầu ra những lời đề nghị hoặc lời khuyên
Người sử dụng Những nhà quản lý tầm trung (Mặc dù DSS có thể được sử dụng ở mọi cấp quản lý của tổ chức)


Đầu vào hệ thống là những câu hỏi và những câu trả lời của người dùng. Việc xử lý và việc dò tìm những câu hỏi và những câu trả lời của người dùng vào thông tin trong cơ sở tri thức. Việc xử lý trong ES được gọi là "việc suy ra" bao gồm việc dò tìm so sánh những lập luận, những quy luật thích hợp, xác định một loạt những câu hỏi đưa ra cho người dùng và rút ra kết luận. Đầu ra của ES là những đề nghị hoặc lời khuyên.

20.Mô tả các HTTT hổ trợ cho các chức năng kinh doanh chính: Bán hàng & tiếp thị, Sản xuất, tài chánh kế toán, & quản trị nguồn nhân lực.
_ Hệ xử lý giao dịch (TPS)
• Hỗ trợ cho bộ phận bán hàng và tiếp thị : khi có các sự kiện giao dịch xảy ra(đơn đặt hàng), nhân viên sẽ đưa thông tin vào chương trình TPS, TPS sẽ tạo các bảng biểu và lưu trữ dữ liệu tại CSDL của TPS, đồng thời xuất ra các hóa đơn, báo cáo cho người sử dụng.
_ HTTT văn phòng (OAS):
• Hỗ trợ bộ phận tài chính kế toán :giúp thu thập xử lý, lưu trữ và gửi thông báo, tin nhắn, tài liệu và các dạng truyền tin khác giữa các cá nhân, các nhóm làm việc và các tổ chức khác nhau.
_ Hệ quản lý tri thức (KWS):
• Hỗ trợ cho bộ phận tài chính kế toán: hỗ trợ việc phân loại dữ liệu và thông tin, kiểm soát, thiết kế, lập kế hoạch và lịch hành động lưu trữ lại thành kinh nghiệm cho tổ chức
_ Hệ thống thông tin quản lý (MIS):
• Hỗ trợ mạnh cho các nhà quản lý ở 4 bộ phận kinh doanh của tổ chức: lập kế hoạch sản xuất, dự báo bán hàng, dự báo và quản lý tài chính, kế toán , quản lý nguồn nhân lực.
21. Cho một vài ví dụ về những hệ thống thông tin theo chức năng trong một tổ chức.

22. Mô tả hệ thống toàn doanh nghiệp (Enterprise system). Những lợi thế và bất lợi gì khi tiến hành phát triển hệ thống này.

23.Theo ý kiến của bạn, có ít nhất 3 yếu tố nào góp phần vào khó khăn của việc tích hợp HT ở các chức năng & mức độ tổ chức khác nhau trong tổ chức? Hãy giải thích

_Mô hình doanh nghiệp là đa dạng, trong khi hệ thống có một tiêu chuẩn chung và nhiều chức năng phức tạp nên gây khó khăn cho việc tích hợp HT vào DN cho phù hợp.
_ Khả năng thích ứng của nhân viên và tổ chức với HT tích hợp là khác nhau, do đó gây khó khăn cho việc tích hợp HT vào DN.
_ Chi phí cho việc tích hợp HT là lớn và việc tích hợp là mất nhiều thời gian nên đòi hỏi tổ chức cân nhắc.
_ Thái độ và sự nhìn nhận của toàn bộ doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến quá trình tích hợp HT vào DN.
Về Đầu Trang Go down
https://hssv2s.123.st
Admin
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 3178
Tuổi : 32
Tên tui là : Admin
Sở Thích : Web
Hiện núp ở : 12A1
Ngày tham gia : 30/04/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Danh Dự Danh Dự
Thú nuôi Thú nuôi: Gấu Trúc Gấu Trúc

HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT   HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Icon_minitimeFri May 20 2011, 20:51

24. Chỉ ra & mô tả ngắn gọn 3 ứng dụng chủ yếu thuộc Enterprise application
* 3 ứng dụng chủ yếu của Enterprise application là:
_ ERP: là hệ thống tích hợp và phối hợp hầu hết các quy trình ứng dụng của doanh nhiệp .
_ CRM: Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết toàn diện các quan hệ với khách hàng qua nhiều kênh và bộ phận chức năng khác nhau
_ SCM: Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết các bộ phận sản xuất, khách hàng và nhà cung cấp
25. ERP là gi? phần mềm ERP là gì?
_ ERP là hệ thống tích hợp và phối hợp hầu hết các quy trình tác nghiệp chủ yếu cuả doanh nghiệp. Thu thập dữ liệu từ một số chức năng chính và lưu trữ dữ liệu trong kho chứa dữ liệu tổng hợp
_ Phần mềm ERP: là phần mềm trên máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân viên của DN nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của DN .
26. Lới ích của ERP là gì? Các thử thách của HT ERP là gì?
* Lợi ích của ERP:
_ Thay đổi cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý, nền tảng công nghệ, và năng lực kinh doanh
_ Được thiết kế dựa trên các quy trình nghiệp vụ xuyên chức năng và có thể cải thiện tình hình báo cáo quản lý và ra quyết định
_ Cung cấp một nền tảng công nghệ thông tin duy nhất, hoàn thiện và thống nhất, chứa đựng dữ liệu về tất cả các quy trình nghiệp vụ chủ yếu
_ Giúp DN thiết lập nền tảng cho việc lấy KH làm trọng tâm
* Các thử thách của HT ERP:
• Đòi hỏi những khoản đầu tư lớn
• Thay đổi phương thức hoạt động của DN
• Đòi hỏi những phần mềm phức tạp và đầu tư lớn về thời gian, công sức và tiền bạc
• Khi hệ thống trở nên lạc hậu, việc thay thế sẽ càng khó khăn và tốn kém
• Khuyến khích hình thức quản lý tập trung
27. Chỉ ra 5 lợi ích của HT CRM
_ Xác định dạng khách hàng
_ Xây dựng các chiến dịch marketing cho từng cá nhân khách hàng
_ Đối xử với khách hàng trên phương diện là mỗi cá nhân
_ Hiểu rõ về hành vi mua hàng của khách hàng
_ Tập trung vào quản lý toàn diện việc quan hệ khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai
_ Tích hợp những quy trình liên quan tới khách hàng và tổng hợp thông tin khách hàng từ nhiều kênh
_ Tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn và cung cấp công cụ phân tích.
28. HT CRM tốt có thể làm gia tăng lợi nhuận cho công ty như thế nào?
Lập kế hoạch marketing : CRM có thể giúp công ty xác định các phân khúc thị trường giúp tìm ra đúng khách hàng và gửi thông tin đến khách hàng để duy trì mối quan hệ tốt khách hàng ,lập các kế hoạch marketing ngắn hạn và dài hạn, đánh giá hiệu quả, quảng bá thương hiệu , e-marketing , giúp nâng cao phản hồi của khách hàng của các chiến dịch tiếp thị và giảm chi phí tìm ra khách hàng tiềm năng.
Quản trị bán hàng: quản lý mạng lưới các đại lý phân phối , cung cấp các thông tin chi tiết và sản phẩm đến tận khách hàng, rút ngắn quy trình bán hàng, đồng thời duy trì tính liên tục trong bán hàng, từ đó tạo ra doanh thu liên tục, và gia tăng lợi nhuận cho tổ chức.
Chăm sóc khách hàng: phần mềm CRM cho phép khách hàng liên lạc trực tiếp tới tổ chức ,thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, gia tăng sự tin tưởng cho khách hàng.


29. Trình bày về HT SCM & nó được sử dụng trong các doanh nghiệp như thế nào?
_ SCM là một hệ thống giúp quản lý và liên kết các bộ phận sản xuất, khách hàng và nhà cung cấp.
_ Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Ngoài ra,SCM cung cấp những giải pháp phân phối sản phẩm đến khách hàng hiệu quả.
_ Ứng dụng SCM vào DN: …..
Về Đầu Trang Go down
https://hssv2s.123.st
Admin
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 3178
Tuổi : 32
Tên tui là : Admin
Sở Thích : Web
Hiện núp ở : 12A1
Ngày tham gia : 30/04/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Danh Dự Danh Dự
Thú nuôi Thú nuôi: Gấu Trúc Gấu Trúc

HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT   HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Icon_minitimeFri May 20 2011, 20:53

30.Trình bày và phân tích sự khác nhau giữa quản lý quan hệ khách hàng (CRM) với quản lý chuỗi cung ứng (SCM).

HTTT quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

 CRM không đơn giản là vấn đề về công nghệ, mà là chiến lược, quy trình nghiệp vụ, và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được thiết lập ở quy mô toàn doanh nghiệp
 CRM có thể cho phép doanh nghiệp:
• Xác định dạng khách hàng
• Xây dựng các chiến dịch marketing cho từng cá nhân khách hàng
• Đối xử với khách hàng trên phương diện là mỗi cá nhân
• Hiểu rõ về hành vi mua hàng của khách hàng
Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết toàn diện các quan hệ với khách hàng qua nhiều kênh và bộ phận chức năng khác nhau
 CRM không đơn giản là vấn đề về công nghệ, mà là chiến lược, quy trình nghiệp vụ, và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được thiết lập ở quy mô toàn doanh nghiệp
 CRM có thể cho phép doanh nghiệp:
• Xác định dạng khách hàng
• Xây dựng các chiến dịch marketing cho từng cá nhân khách hàng
• Đối xử với khách hàng trên phương diện là mỗi cá nhân
• Hiểu rõ về hành vi mua hàng của khách hàng
 Tập trung vào quản lý toàn diện việc quan hệ khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai
 Tích hợp những quy trình liên quan tới khách hàng và tổng hợp thông tin khách hàng từ nhiều kênh
 Tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn và cung cấp công cụ phân tích
 Đòi hỏi những thay đổi về chu trình bán hàng, tiếp thị, và dịch vụ khách hàng
 Đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo và ý thức rõ ràng về lợi ích đem lại từ việc hợp nhất dữ liệu khách hàng
CRM có hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể:
- Cung cấp cho khách hàng các dịnh vụ tốt hơn
- Nâng cao hiệu quả của trung tâm hỗ trợ khách hàng
- Trợ giúp nhân viên bán hàng thực hiện đơn hàng một cách nhanh nhất
- Đơn giản hoá tiến trình tiếp thị và bán hàng
- Phát hiện các khách hàng mới
- Tǎng doanh thu từ khách hàng

Các dữ liệu cần phải thu thập gồm:
- Phản ứng của đối với các chiến dịch khuyếch trương và khuyến mại
- Ngày thực hiện đơn hàng và vận chuyển
- Số liệu về mua hàng và bán hàng
- Thông tin về tài khoản khách hàng
- Các dữ liệu đǎng ký qua Web
- Các hồ sơ hỗ trợ và dịch vụ
- Các dữ liệu nhân khẩu học
- Dữ liệu về bán hàng qua mạng



Có được khách hàng trung thành, DN thường có những lợi điểm
• Chi phí tiếp cận thấp
• Nhạy bén với nhu cầu của khách hàng, khả năng giới thiệu sản phẩmmới thành công cao hơn
• Khai thác được những mối quan hệ tiềm năng

HTTT quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết các bộ phận sản xuất, khách hàng và nhà cung cấp
Lợi ích của chuỗi cung ứng



Tính hiệu quả của hệ thống SCM có thể cho phép doanh nghiệp:
• Giảm áp lực từ phía người mua
• Tăng áp lực của chính nó với vai trò là nhà cung cấp
• Tăng chi phí chuyển đổi nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh từ phía các dịch vụ hoặc sản phẩm thay thế
• Tạo rào cản đối với các đối thủ mới gia nhập ngành
• Tăng khả năng xây dựng được ưu thế cạnh tranh với chi phí thấp

Các vấn đề với chuỗi cung ứng
• Xử lý theo chuỗi tuần tự à chậm Chờ đợi giữa các khâu trong chuỗi
• Tồn tại những hoạt động ko tạo nên giá trị
• Phân phối các tài liệu giấy tờ chậm
• Chậm trễ chuyển hàng từ các kho chứa
• Dư thừa trong chuỗi cung ứng: quá nhiều đơn hàng, đóng gói quá nhiều,.. Một số hàng hóa bị hỏng do lưu kho quá lâu

Giải pháp được hỗ trợ bởi CNTT
 Xử lý song song
 Xác định nguyên nhân (DSS) và hỗ trợ truyền thông, hợp tác (PM hỗ trợ nhóm)
 Phân tích giá trị (phần mềm SCM), phần mềm mô phỏng
 Tài liệu điện tử và hệ thống truyền thông (EDI)
 Sử dụng robot trong các kho chứa, sử dụng phần mềm quản lý kho hàng
 Chia sẻ thông tin qua mạng, tạo các nhóm hợp tác được hỗ trợ bởi CNTT
Giảm mức độ lưu kho bằng cách chia sẻ thông tin trong nội bộ và cả với bên ngoài
32. Liệt kê & mô tả ít nhất 4 cách mà Internet có thể làm giảm chi phí giao dịch
_ Internet giúp giảm chi phí tìm kiếm của người mua, người bán: người mua có thể sử dụng Internet để tìm kiếm sản phẩm của mình thông qua Internet, giúp giảm chi phí đi lại, công sức tìm kiếm, và người bán có thể sử dụng Internet để giới thiệu sản phẩm của mình đến người mua, giúp giảm chi phí quảng cáo, cửa hàng.
_ Internet giúp giảm chi phí tìm kiếm, thu thập thông tin sản phẩm: khách hàng có thể sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin về sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí.
_ Internet giúp các tổ chức thương lượng, lập hợp đồng: các tổ chức có thể sử dụng Internet để thiết lập kênh giao dịch trực tuyến để các bên có thể thương lượng và ký kết hợp đồng trực tuyến
_ Internet giúp chuyển giao hàng nhanh chóng: khách hàng có thể vào trang Web của tổ chức để đặt hàng và tổ chức có thể chuyển giao hàng đến tận nơi khách hàng yêu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
33. Thương mại điện tử (EC) là gì? Nó đã và đang phát triển như thế nào?

34. Giải thích sự khác nhau giữa Internet, Intranet và Extranet. Giữa chúng có gì chung với nhau?

35. Trình bày các chiến lược kinh doanh TMĐT
36. Liệt kê & mô tả 3 loại thuơng mại điện tử chính. Bạn nghĩ loại nào là có giá trị nhất đối với tiêu dùng cá nhân? giải thích

* 3 loại thương mại điện tử chính:
_ Business to Customer (B2C): hoạt động bán lẻ sản phẩm và dịch vụ trực tiếp đến khách hàng cá nhân.
_ Business to Business (B2B): hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp.
_ Consumer to Consumer: các cá nhân sử dụng Web để trao đổi hay mua bán riêng tư.
→ Trong các loại thương mại điện tử trên, loại có giá trị nhất đối với tiêu dùng cá nhân là Business to Customer (B2C), vì mô hình thương mại điện tử này giúp cho các khách hàng cá nhân có thể tự do tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay công ty cung cấp sản phẩm đó, hoặc có thể đặt mua sản phẩm trực tiếp đến công ty thông qua trang Web công ty một cách nhanh chóng, tiện lợi, hay trao đổi với công ty về các vấn đề khác liên quan đến chất lượng sàn phẩm và dịch vụ của công ty.
Về Đầu Trang Go down
https://hssv2s.123.st
Admin
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 3178
Tuổi : 32
Tên tui là : Admin
Sở Thích : Web
Hiện núp ở : 12A1
Ngày tham gia : 30/04/2008

Tài sản của tôi
Huy Chương Huy Chương: Danh Dự Danh Dự
Thú nuôi Thú nuôi: Gấu Trúc Gấu Trúc

HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT   HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Icon_minitimeFri May 20 2011, 20:56

37. “Sử dụng công nghệ Web cá nhân hoá, các công ty đang dịch chuyển đến việc bán lẻ với định hương khách hàng”. Thảo luận quan niệm này.
web site không chỉ là một kênh bán hàng cho cả khách hàng hiện tại và tiềm năng - đặc biệt trong những thị trường mà khách hàng không hiện diện dưới hình thức vật lý, bị chia cắt bởi khoảng cách thời gian và không gian; mà còn giảm chi phí và tăng hiệu quả của truyền thông tới người tiêu dùng.
Website truyền tải thông điệp của thương hiệu 24/7 tới phân khúc khách hàng và cho phép người tiêu dùng điều khiển cách để họ tương tác với chúng; cho phép site tương tác dựa trên các điều kiện của riêng site với các mức độ tiếp cận khác nhau để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Khi khách hàng đăng ký trên site của Doanh nghiệp, hệ thống hỏi họ thích điều gì, làm thế nào để liên hệ với họ hoặc họ có muốn cập nhật thông tin từ site để từ đó tuỳ biến cho phù hợp chương trình marketing
* Giữ dữ liệu thông tin cá nhân luôn chính xác bằng việc theo dõi khách hàng phản hồi ra sao, làm thế nào để họ sử dụng site cũng như tích hợp thông tin trực tuyến với cơ sở dữ liệu Quản trị quan hệ khách hàng ngoại tuyến.

* Cho phép khách hàng tuỳ biến dựa trên trải nghịêm của họ - tự họ thiết kế trang sử dụng hoặc tạo ra danh mục mong muốn - để tạo cảm giác cao cấp một cách chân thực dựa trên sự cá nhân hoá. Một trong những giải pháp là sử dụng RSS để cho phép khách hàng tạo liên kết tại những trang cụ thể trong site của bạn và người sử dụng có thể kéo nội dung tới bất kỳ trang chủ nào mà họ muốn.

Khách hàng là những người ủng hộ thương hiệu chính, nếu Doanh nghiệp làm site trở nên dễ dàng trong việc chia sẻ những phấn khích của họ về thương hiệu và sản phẩm tới bạn bè; cho phép họ chuyển tiếp một trang sản phẩm tới bạn bè hoặc gửi lời mời khuyến khích một người bạn đăng ký trên site thì thương hiệu của Doanh nghiệp sẽ có sức mạnh lan toả hơn.

Ứng dụng việc cá nhân hoá vào web mới chỉ có một nửa của sự thành công, Doanh nghiệp cần đưa thế giới đến gần Thương hiệu trên site bằng việc lái người sử dụng tới site và tạo một hiệu ứng lan toả qua các nỗ lực PR, tài trợ, sự kiện.

Nếu Doanh nghiệp gửi email tới một khách hàng mời họ tới lễ khai trương, Doanh nghiệp nên cho phép họ chia sẻ điều này với những người bạn thân của họ bằng việc chuyển tiếp lá thư. Chỉ một động tác nhỏ có thể tạo ra sự thay đổi lớn.

38. Phân tích chuổi giá trị là hữu ích ở cấp độ doanh nghiệp là làm nổi bật lên các hoạt động cụ thể trong doanh nghiệp, nơi mà HTTT hầu như là có 1 ảnh hưởng chiến lược. Thảo luận về mô hình này, chỉ ra các hoạt động & mô hình có thể áp dụng như thế nào vào khái niệm CNTT
39 . Các bước thực hiện để phát triển kiến trúc HTTT quốc tế.

_ Hiểu môi trường toàn cầu mà cty hoạt động: áp lực thị trường tổng thể, định hướng kinh doanh.
_ Định hướng kinh doanh (business driver) là áp lực môi trường mà doanh nghiệp phải đáp ứng & ảnh hưởng lên hướng đi của doanh nghiệp
_ Xem xét chiến lược cạnh tranh của tổ chức trong môi trường đó
_ Cấu trúc tổ chức như thế nào để có thể theo đuổi chiến lược
_ Thiết kế qui trình kinh doanh & quản trị
_ Lựa chọn nền tảng công nghệ

40. Các nguyên tắc tổ chức mà công ty nên theo để phát triển 1 công ty toàn cầu & cấu trúc hổ trợ HTTT của nó là gì? Bạn có đồng ý ko? Bạn có muốn thay đổi các nguyên tắc này thay bằng nguyên tắc khác ko? Giải thích.
_ Tổ chức các hoạt động gia tăng giá trị theo lợi thế có thể so sánh.
_ Phát triển & điều hành các đơn vị của HT ở từng cấp hoạt động của tổ chức (khu vực, quốc gia, quốc tế).
_ Thiết lập ở hội sở thế giới 1 văn phòng để phát triển HT quốc tế, có 1 CIO toàn cầu
41. Liệt kê ít nhất 4 vấn đề trong việc phát triển HTTT quốc tế đối với quản lý. Vấn đề nào bạn ko muốn đối phó nhất? tại sao?
_ Xung đột giữa các yêu cầu của hệ thống toàn cầu và hệ thống địa phương
_ Khó thỏa thuận về các đặc điểm của hệ thống chung
_ Những xáo trộn do việc thực hiện và bảo trì hệ thống
_ Cân đối giữa phát triển một hệ thống có thể chạy trên nhiều loại máy tính và hệ điều hành, hay cho phép mỗi địa phương sử dụng một phần mềm riêng phù hợp với cơ sở hạ tầng của riêng nó
_ Chuẩn hóa nhu cầu dữ liệu trên quy mô toàn cầu
→ Theo tôi vấn đề không muốn đối phó nhất là “xung đột giữa các yêu cầu của hệ thống toàn cầu và hệ thống địa phương”. Vì khi xảy ra xung đột này sẽ có thể dẫn đến làm xáo trộn,mất mát dữ liệu, thông tin tại địa phương đó hoặc ảnh hưởng đến HTTT gây tổn thất lớn cho tổ chức trên toàn cầu.
42. Định nghĩa các thuật ngữ kiểm soát nhập liệu, kiểm soát xử lý, & kiểm soát kết xuất
_ Kiểm soát nhập liệu: là hệ thống chương trình máy tính theo thủ tục được trình diễn để kiểm soát dữ liệu khi nhập vào hợp lý, đầy đủ và không dư thừa. Đồng thời chương trình cũng thông báo lỗi và hướng dẫn sửa lỗi.
_ Kiểm soát xử lý: dữ liệu nhập vào sau khi được kiểm tra thích hợp, hệ thống sẽ kiểm tra trình tự xử lý đã lập sẵn, từ đó xác định các yếu tố bất thường.
_ Kiểm soát kết xuất: dữ liệu sau khi được xử lý sẽ được xem xét một lần nữa và đối chiếu với dữ liệu nhập vào, sau đó sẽ kiểm tra thông tin sau khi nhận các thông tin báo cáo, cuối cùng thông tin đó sẽ chuyển giao đến người sử dụng.

43. 3 quan tâm chính của người sử dụng & người xây dựng HT là thảm họa, bảo mật & sai sót quản trị. Bạn nghĩ trong 3 cái này, cái nào đối phó kyhó khăn nhất? tại sao?
Theo tôi bảo mật là vấn đề khó đối phó nhất trong 3 vấn đề trên.
_ Thảm họa là vấn đề có thể phòng ngừa, còn sai sót là vấn đề có thể kiểm soát và xử lý, sửa chữa được.
_ Hiện nay hầu hết các phần mềm ,các hệ thống mạng đều có lỗ hổng để các hacker khai thác .Các kỹ thuật hack ngày càng tinh vi và khó kiểm soát.
_ Hơn nữa bảo mật không chỉ là vấn đề kỹ thuật,vấn đề chính là sự thiếu hỉu biết.Đó không chỉ là vấn đề của nhân viên CNTT mà còn là vấn đề của người sử dụng . Ví dụ, nhân viên công nghệ thông tin có thể lắp đặt nhiều hệ thống bảo vệ đối với máy tính của doanh nghiệp nhưng những hệ thống đó sẽ mất tác dụng nếu các nhân viên vẫn viết từ khoá (password) của hệ thống đó lên giấy và dán lên trước màn hình của mình.
44.Trình bày các thử thách về bảo mật trên Internet.
_ Nguy cơ nhiễm virút :Tài nguyên trên Internet rất phong phú và đa dạng. Nếu bạn tải về bất kỳ một tài nguyên gì từ Web, một tệp tin tài liệu, một tệp tin âm thanh, một chương trình tiện ích… thì khả năng tệp tin đó đã bị nhiễm một loại virút máy tính nào đó là hoàn toàn có thể.
_ Nguy cơ gian lận và lừa đảo khi sử dụng thẻ tín dụng trên Internet
Hết sức cẩn thận khi đưa các thông tin cụ thể về thẻ tín dụng của bạn lên Internet
* Sự lừa gạt: Bạn nên chú rằng đừng bao giờ chỉ ra các thông tin cụ thể về thẻ tín dụng của bạn cho bất cứ ai hay bất cứ công ty nào trừ khi bạn biết rằng bạn đang trao đổi buôn bán với một tổ chức có uy tín. Nếu không, có thể bạn sẽ thấy rằng những mặt hàng mà bạn đăng ký sẽ không bao giờ được chuyển tới, hoặc tệ hơn thẻ tín dụng của bạn sẽ được sử dụng một cách phi pháp. Ví dụ, bạn vào một trang web nào đó mà bạn chưa chắc chắn về độ tin cậy lắm, nhưng trong trang web đó có trưng bày rất nhiều hàng hoá với giá cả phải chăng. Nếu ở trong thế giới thực, bạn có thể tin tưởng được, nhưng đây là thế giới Internet, nơi mà những gian hàng như thế có thể lập nên hết sức dễ dàng. Trong trường hợp đó, bạn không nên đưa thông tin về thẻ tín dụng của mình vội mà nên xem xét tư cách bán hàng của công ty trên trước đã.
_ Hacker:là những người am hiểu về lập trình,mạng,CNTT…sử dụng các công cụ như virus ,trojan để tìm lỗi bảo mật trong các phần mềm,hệ thống để dánh cắp thông tin cho lợi ích cá nhân…Đây là nhân tố phức tạp và khó phòng tránh nhất.
Về Đầu Trang Go down
https://hssv2s.123.st
Sponsored content





HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT   HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
HTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
For Teen Sadec & 4 @LL  :: Thông tin về Lovefriends.darkbb.to :: Hướng dẫn-
Chuyển đến